Luật Ánh Ngọc

Nguy cơ sức khỏe và tài chính: Quy định về xử lý tội buôn bán hàng giả

Tư vấn luật hình sự | 2024-09-24 21:35:19

1. Hàng giả là gì?

Hàng giả là hàng hóa có kiểu dáng, màu sắc, nhãn dáng, tên gọi,… chỉ dẫn địa lý giống với những hàng hóa được Nhà nước cho phép sản xuất, tiêu thụ trên thị trường và được pháp luật Việt Nam bảo hộ hoặc là hàng hóa không chất lượng, giá trị đúng với tên gọi, công dụng của nó, bao gồm các loại hàng hóa sau:

1.1. Hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng

1.2. Hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa

Nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa là những đặc trưng dùng để phân biệt hàng hóa giữa các cơ sở kinh doanh. Nhãn hàng hóa là bản viết, in hoặc vẽ của chữ, hình vẽ được dán, in trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa, thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa để người tiêu dùng biết, lựa chọn và sử dụng phù hợp. Bao bì hàng hóa là bao bì chứa đựng hàng hóa và lưu thông cùng hàng hóa.

Hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa là những hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo số đăng ký lưu hành, mã số công bố, mã số mã vạch hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của doanh nghiệp khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa.

1.3. Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả

Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả bao gồm đề can, nhãn hàng hóa, bao bì, tem chất lượng, dấu chất lượng, tem truy xuất nguồn gốc, phiếu bảo hành, niêm màng co hàng hóa hoặc vật phẩm khác của cá nhân, tổ chức kinh doanh có chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ của cá nhân, tổ chức khác; giả mạo tên thương phẩm; mã số mã vạch, mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố.

Cần phân biệt hàng giả với hàng nhái, hàng kém chất lượng. Hàng nhái (Fake) hay còn gọi là hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, là hàng hóa được làm giống với thương hiệu đã đăng ký, hình thức giống nhau nhưng sử dụng thương hiệu khác và có chất lượng kém, khiến cho người tiêu dùng nhầm lẫn, lầm tưởng. Hàng kém chất lượng là hàng hóa chính hãng nhưng có chất lượng thấp hơn so với cam kết. Trong khi đó, hàng giả là hàng có hình thức giống với hàng chính hãng nhưng không có giá trị sử dụng hoặc công dụng không đúng với công bố.

2. Đặc điểm của hàng giả

3. Buôn bán hàng giả và hậu quả của buôn bán hàng giả

Buôn bán hàng giả là việc thực hiện các hành vi mua đi bán lại hàng giả nhằm thu lợi bất chính bằng việc sử dụng hàng giả vào các hành vi chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đưa hàng giả vào lưu thông, bao gồm hành vi bán hàng giả và hành vi mua hàng giả.

Hành vi buôn bán hàng giả gây ra những thiệt hại nghiêm trọng trên hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội. Buôn bán hàng giả không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng mà còn gây thiệt hại cho nền kinh tế, xã hội và xâm phạm trực tiếp uy tín, lợi nhuận của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có hàng hóa bị người buôn bán hàng giả.

Cần phân biệt hành vi buôn bán hàng giả với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội lừa dối khách hàng. Đối với hành vi buôn bán hàng giả, người phạm tội nhằm vào bất kỳ khách hàng nào mua hàng hóa, sản phẩm mà không có hoặc có hành vi không đáng kể lựa dối một khách hàng nào đó tin là thật. Nhưng nếu người đó có những hành vi, thủ đoạn gian dối như đưa các thông tin giả mạo , thuyết phục họ để họ tin nhầm là hàng thật thì bị coi là lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đối với tội lừa dối khách hàng, người phạm tội chỉ có hành vi cân, đo đong đếm không đúng sự thật, ăn gian, đánh tráo loại hàng hóa cho khách hàng. Tội danh này chỉ căn cứ vào hành vi của người phạm tội có trung thực hay không chứ không xem xét về hàng hóa. Nếu hàng hóa mà người phạm tội bán là hàng giả thì sẽ bị xử lý về Tội buôn bán hàng giả.

4. Xử phạt hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả

Xử phạt hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả

4.1. Đối với hành vi buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng và hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa

Theo quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người có hành vi buôn bán hàng giả sẽ bị phạt tiền. Mức phạt tiền căn cứ vào hàng giả tương đương số lượng của hàng thật có trị giá bao nhiêu hoặc số lợi bất chính mà người đó thu được, cụ thể như sau:

Trị giá của hàng giả tương đương số lượng của hàng thật  (x)

Thu lợi bất hợp pháp (y)

Hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng

Hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa

< 3.000.000 đồng

< 5.000.000 đồng

1.000.000 đồng –

3.000.000 đồng

5.000.000 đồng – 10.000.000 đồng 

3.000.000 ≤ x < 5.000.000 đồng

5.000.000 ≤ y < 10.000.000 đồng

3.000.000 đồng -

5.000.000 đồng

10.000.000 đồng -

20.000.000 đồng

5.000.000 đồng ≤ x < 10.000.000 đồng

10.000.000 ≤ y < 20.000.000 đồng

5.000.000 đồng -

10.000.000 đồng

20.000.000 đồng – 30.000.000 đồng

10.000.000 đồng ≤ x < 20.000.000 đồng

20.000.000 ≤ y < 30.000.000 đồng

10.000.000 đồng -30.000.000 đồng

30.000.000 đồng – 50.000.000 đồng

20.000.000 đồng ≤ x < 30.000.000 đồng

30.000.000 ≤ y < 50.000.000 đồng

30.000.000 đồng -50.000.000 đồng

50.000.000 đồng – 70.000.000 đồng

≥ 30.000.000 đồng

≥ 50.000.000 đồng

50.000.000 đồng – 70.000.000 đồng

70.000.000 đồng -100.000.000 đồng

Nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS)

Đối với hàng giả là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc, nguyên liệu làm thuốc mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; hàng giả là thức ăn chăn nuôi, thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng; hàng giả là mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, chất tẩy rửa, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong các lĩnh vực gia dụng và y tế, xi măng, sắt thép xây dựng thì người vi phạm bị phạt tiền gấp 02 lần các mức tiền phạt trên.

Bên cạnh đó, người vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả:

Hai biện pháp khắc phục này không được áp dụng đồng thời. Ngoài ra, người vi phạm có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

4.2. Đối với tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả

Khi người vi phạm thực hiện hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả thì người đó sẽ bị phạt tiền. Mức phạt tiền căn cứ vào số lượng tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả (đơn vị).

Số lượng tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả

Mức tiền phạt

< 100 đơn vị

300.000 đồng – 500.000 đồng.

100 đơn vị ≤ …. < 500 đơn vị

500.000 đồng – 1.000.000 đồng.

500 đơn vị ≤ …. < 1.000 đơn vị

1.000.000 đồng – 3.000.000 đồng.

1.000 đơn vị ≤ …. < 2.000 đơn vị

3.000.000 đồng – 5.000.000 đồng.

2.000 đơn vị ≤ …. < 3.000 đơn vị

5.000.000 đồng – 10.000.000 đồng.

3.000 đơn vị ≤ …. < 5.000 đơn vị

10.000.000 đồng – 15.000.000 đồng.

5.000 đơn vị ≤ …. < 10.000 đơn vị

15.000.000 đồng – 20.000.000 đồng.

≥ 10.000 đơn vị nhưng không bị truy cứu TNHS

3.000.000 đồng – 5.000.000 đồng.

Mức phạt tiền trên tăng gấp đôi nếu tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả là thực phẩm và các chất liên quan; thuốc và các nguyên lưu làm thuốc; mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, mũ bảo hiểm; hàng hóa thuộc lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp (thức ăn chăn nuôi, thứ ăn thủy sản,.. sản phẩm xử lý,..); chất tẩy rửa, hóa chất trong lĩnh vực gia dụng, y tế, xi măng, sắt thép xây dựng…

Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật, trừ trường hợp buộc tiêu hủy tem, nhãn, bao bì hàng hóa; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 đến 03 tháng nếu số lượng tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả từ đủ 10.000 đơn vị.

Xem thêm bài viết: Sự khác biệt giữa hành vi vi phạm hình sự và vi phạm hành chính

5. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội buôn bán hàng giả

Một người có hành vi buôn bán hàng giả sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn các yếu tố dưới đây:

Tuy nhiên, theo pháp luật hiện hành, tùy thuộc vào loại hàng giả mà pháp luật quy định các chế tài khác nhau, bao gồm Tội buôn bán hàng giả (Điều 192 Bộ luật Hình sự); Tội buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193 Bộ luật Hình sự); Tội buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194 Bộ luật Hình sự); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú ý, thuốc bảo vệ giống vật nuôi (Điều 195 Bộ luật Hình sự)

Xem thêm bài viết:

5.1. Tội buôn bán hàng giả 

Đối với tội danh này, đối tượng tác động của tội phạmhàng giả không phải lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm; thuốc phòng, chữa bệnh; thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi.

Pháp luật có sự phân biệt về chế tài xử lý hành vi buôn bán hàng giả giữa cá nhân và pháp nhân thương mại (doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác). Hình phạt mà cá nhân và pháp nhân phải áp dụng đối với tội danh này như sau:

5.1.1. Cá nhân bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm; Pháp nhân thương mại bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng nếu thực hiện một trong các trường hợp:

Xem thêm bài viết: Xóa án tích và đương nhiên được xóa án tích trong pháp luật hình sự.

5.1.2. Cá nhân bị áp dụng hình phạt tù giam từ 05 năm đến 10 năm; Pháp nhân bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng trong các trường hợp:

5.1.3. Cá nhân sẽ bị xử phạt tù từ 07 năm đến 15 năm; Pháp nhân bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 03 năm trong các trường hợp:

Ngoài ra, cá nhân có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, tịch thu tài sản. cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

5.2. Tội buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm và Tội buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh

Về bản chất, các tội danh này thuộc tội buôn bán hàng giả, tuy nhiên, do tính chất đặc biệt của hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến con người (lương thực, thuốc, động, thực vật,..) nên pháp luật đặt ra chế tài nghiêm khắc hơn cho các cá nhân, doanh nghiệp buôn bán hàng giả.

Đối với hai loại hàng hóa này, pháp luật không đặt ra trị giá hàng hóa hoặc thu lời bất chính tối thiểu phải chịu trách nhiệm hình sự. Miễn là cá nhân, doanh nghiệp có hành vi buôn bán hàng giả thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm.

Khi có hành vi buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia, cá nhân sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác bị phạt tiền từ 1.000.000.0000 đồng đến 3.000.000.000 đồng. Đối với hàng giả là thuốc chữa bệnh, phòng bệnh thì cá nhân bị phạt từ 02 – 07 năm tù, doanh nghiệp và tổ chức kinh tế bị phạt tiền từ 1.000.000.0000 đồng đến 4.000.000.000 đồng.

5.2.1. Đối với hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm

5.2.2. Tội buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, chữa bệnh

Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, chữa bệnh

Ngoài ra, cá nhân có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu tài sản. cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

5.3. Tội buôn bán hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi

Như vậy, pháp luật đã đưa ra những chế tài nghiêm khắc để xử lý những người thực hiện hành vi buôn bán hàng giả - những người chà đạp lên cả sức khỏe, quyền lợi của người khác để trục lợi cá nhân. Nhất là đối với hành vi buôn bán hàng giả là thuốc phòng, chữa bệnh là loại hàng hóa đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng, nên pháp luật đặt ra mức hình phạt nghiêm khắc nhất – tử hình. Một người khi có hành vi buôn bán hàng giả, dù trị giá hàng hóa lớn hay nhỏ, có thu được lợi hay không đều bị xử lý theo quy định của pháp luật từ chế tài nhẹ nhất là phạt tiền đến các chế tài buộc cách ly họ ra ngoài đời sống xã hội.

Với những thông tin trên đây,Luật Ánh Ngọc mong rằng đã một phần nào đó giúp đỡ độc giả hiểu được cơ chế xử lý của pháp luật đối với hành vi buôn bán hàng giả, thuốc giả,… Nếu quý độc giả còn điều gì thắc mắc về Nguy cơ sức khỏe và tài chính: Quy định về xử lý tội buôn bán hàng giả hoặc có nhu cầu thuê Luật sư bào chữa hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, xin vui lòng liên hệ với Luật Ánh Ngọc để được hỗ trợ và tư vấn sớm nhất.

 


Bài viết khác