Luật Ánh Ngọc

Cảnh báo lừa đảo những chiêu trò trên mạng hoặc qua ứng dụng hẹn hò

Tư vấn luật hình sự | 2024-03-19 13:05:35

1. Hành vi lừa đảo qua mạng là gì?

Hiện nay, luật pháp chưa có quy định giải thích thế nào lừa đảo, tuy nhiên ta có thể hiểu lừa đảo là việc dùng thủ đoạn gian dối nhằm lừa đảo người khác để chiếm đoạt tài sản hoặc để đạt mục đích nào khác dựa vào lòng tin.

Các thủ đoạn gian dối được các đối tượng sử dụng rất đa dạng, để giấu giếm nội dung sai sự thật làm cho người khác tin tưởng là thật mà giao tiền, các tài sản khác cho đối tượng lừa đảo nhằm mục đích chiếm đoạt. Các hình thức của lừa đảo thường được dùng thường thấy như : Dùng giấy tờ giả mạo; nói dối; giả danh cơ quan Nhà nước, giả làm cô giáo,… nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin mà các đối tượng lừa đảo đã lợi dụng điều này để tiếp cận thêm nhiều người, sau đó thực hiện hành vi lừa đảo. Có thể thấy, lừa đảo qua mạng là một hình thức phạm tội phổ biến trên mạng mà người dân cần trang bị kiến thức để tránh bị lừa đảo.

Như vậy, lừa đảo qua mạng là việc thông qua mạng máy tính, mạng internet, các đối tượng lên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Email, số điện thoại ... dùng thủ đoạn gian dối với mục đích khiến người khác tưởng là thật mà đưa tiền hoặc tài sản mình rồi chiếm đoạt tài sản.

 

Hành vi lừa đảo qua mạng là gì?

2. Những thủ đoạn lừa đảo qua mạng hiện nay

Sau đây là những thủ đoạn lừa đảo mà bạn cần biết để tránh:

2.1 Một số thủ đoạn lừa đảo qua mạng

Hình thức lừa đảo qua mạng trực tuyến, các app trên mạng... có dấu hiệu ngày càng gia tăng trong thời gian qua, với nhiều cách thức nhằm chiếm đoạt tiền của người dân.

 Dưới đây là một số thủ đoạn lừa đảo qua mạng được sử dụng phổ biến:

Sau đó, các đối tượng sẽ thực hiện hai kịch bản:

2.2 Cảnh giác vụ lừa đảo qua mạng với chiêu trò của người nước ngoài

Do mạng xã hội ngày càng phổ biến rộng rãi lại có nhiều đặc điểm như ẩn danh, liên kết được nhiều quốc gia.. Chính vì vậy, các chiêu trò lừa đảo qua mạng hiện nay không chỉ đến từ những đối tượng trong nước mà còn đến từ những đối tượng lừa đảo xuyên quốc gia nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.

Trong đó, kịch bản lừa đảo phổ biến của những người nước ngoài này là kết bạn Facebook, Zalo,… để làm quen, tiếp cận các đối tượng. Sau một thời gian trò chuyện và tìm hiểu, tạo được niềm tin từ phía nạn nhân, các đối tượng ngỏ ý muốn chuyển tiền mặt về làm quà và yêu cầu nạn nhân là hãy nhận món quà đó.

Tiếp theo đó, chúng tiếp tục giả làm nhân viên ngân hàng thông báo nạn nhân có bưu phẩm gửi từ nước ngoài về và yêu cầu nạn nhân phải chuyển trước một số tiền để đóng thuế, phí, tiền vận chuyển, thuế quan nhập khẩu … Ngay sau khi nạn nhân thực hiện yêu cầu, chúng sẽ chiếm đoạt toàn bộ số tiền này và xóa liên hệ và không thể tìm cách liên hệ lại được.

Theo khoản 5, Điều 25, Công ước Bưu chính thế giới các Nghị định thư cuối cùng, các bưu gửi không được chấp nhận, cấm gửi gồm:

Cấm không được đưa các loại tiền kim loại, tiền giấy, chứng khoán, các loại séc du lịch bạch kim, vàng hoặc bạc đã được gia công hoặc chưa, các loại đá quý, đồ trang sức hoặc các vật phẩm có giá trị khác vào:

Ngoài ra, bưu chính các nước có quyền cấm gửi vàng nén trong các bưu phẩm khai giá hoặc không khai giá đi hoặc đến lãnh thổ nước mình hoặc quá giang gửi rời qua nước đó. Các nước có quyền giới hạn giá trị thực tế đối với các loại vật phẩm này.

Như vậy, tiền là một trong số những hàng hóa, vật phẩm cấm gửi qua đường bưu chính, do vậy sẽ không có chuyện ai đó từ nước ngoài được gửi tiền mặt qua đường bưu điện về Việt Nam để làm quà. Bạn cần lưu ý điều này để không bị mắc bẫy tránh bị lừa đảo.

 

Cảnh giác vụ lừa đảo qua mạng

3. Những điều cần biết để không bị lừa đảo qua mạng

Để không bị lừa đảo trên mạng, thì bạn cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về pháp luật, đặc biệt là các thủ đoạn lừa đảo qua mạng để có thể phòng tránh.

3.1 Chú ý các đường link hoặc file qua Facebook, Zalo...

Các đối tượng sẽ gửi link và nạn nhân bị lừa bấm vào link dẫn tới trang web độc hại, dù chưa thao tác gì tại website đó thế nhưng về mặt kỹ thuật, kẻ xấu có thể đã cài đặt được mã độc lên thiết bị của nạn nhân. Khi đó, hacker đủ quyền để kiểm soát máy tính, đánh cắp dữ liệu và các thông tin về tài khoản, và các thông tin cá nhân.

Do đó, không nên truy cập vào các đường link không rõ nguồn gốc hoặc có nghi ngờ về độ an toàn của đường link đó tránh bị lừa đảo.

3.2 Thường xuyên đổi mật khẩu cho các tài khoản mạng xã hội, và tài khoản ngân hàng

Việc đổi mật khẩu cho các tài khoản mạng xã hội như Facebook, Zalo,... hay tài khoản ngân hàng nhằm mục đích tăng tính bảo mật cho tài khoản tránh bị kẻ xấu đánh cắp.  Bởi, nếu để mật khẩu quá dễ đoán hoặc quá lâu sẽ không đảm bảo được tính bảo mật, khi đó các đối tượng sẽ lợi dụng sự sơ hở này để xâm nhập vào tài khoản mạng xã hội và thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngoài ra, người sử dụng mạng xã hội nên cài đặt thêm các phần mềm diệt virus, thường xuyên cập nhật các bản vá lỗi của phần mềm và hệ điều hành.

3.3 Cần kiểm tra thông tin trước những tin tuyển dụng làm CTV việc nhẹ, lương cao

Đối với những công việc làm cộng tác viên cho các gian hàng thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki... cần kiểm tra rõ các thông tin về hàng hóa và đơn vị cung cấp thông qua nhiều nguồn khác nhau để kiểm chứng tính chính xác.

Đồng thời, không chuyển tiền đặt cọc theo yêu cầu nếu như chưa xác định được phía tuyển dụng có uy tín hay không và lĩnh vực mình làm cụ thể là như thế nào?

4. Hành vi lừa đảo qua mạng có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

Dựa trên Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, kết hợp với sửa đổi từ Điều 2 Luật sửa đổi năm 2017, về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định như sau:

Những ai sử dụng thủ đoạn lừa gạt chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng, hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các điều sau sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc tù 06 tháng đến 03 năm.

Nếu thuộc các điều sau sẽ bị phạt từ từ 02 năm đến 07 năm 

Phạm tội trong trường hợp sau sẽ bị tù từ 12 đến 20 năm hoặc chung thân: 

Trường hợp sau sẽ bị phạt tù từ 12 đến 20 năm hoặc chung thân:

Thêm vào đó, phạt tiền từ 10.000.000 đến 100.000.000 đồng, cấm giữ chức vụ, cấm làm công việc cụ thể từ 01 đến 05 năm hoặc tịch thu tài sản cũng có thể được áp dụng. Tóm lại, ai bị buộc tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ bị xử lý hình sự dựa trên mức độ và giá trị tài sản.

Xem thêm bài viết: >>Nguy cơ sức khỏe và tài chính: Quy định về xử lý tội buôn bán hàng giả

5. Xử phạt hành chính đối với hành vi lừa đảo như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.

6. Khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì cần phải làm như thế nào?

Ngày nay, tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang gia tăng và trở thành biện pháp thường xuyên của bọn tội phạm. Do đó, công dân cần biết cách ứng phó khi gặp phải sự cố lừa đảo như thế, đảm bảo bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bản thân.

Khi gặp tình huống bị lừa đảo chiếm đoạt, người gặp nạn nên thông báo vụ việc cho cơ quan có thẩm quyền. Để làm điều này, người bị hại nên soạn thảo đơn tố cáo và gửi đến Cơ quan điều tra ở địa phương mình sinh sống (dù là nơi thường trú hay tạm trú) để họ tiếp tục điều tra và giải quyết sự việc.

Hồ sơ tố cáo hành vi lừa đảo cần chuẩn bị những giấy tờ dưới đây:

Theo Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015, các đơn vị và tổ chức sau đây có nghĩa vụ tiếp nhận thông tin tố cáo, báo cáo về tội phạm và đề nghị khởi tố:

Ngoài ra, nạn nhân cũng có thể báo cáo trực tiếp hoặc thông qua đường dây nóng của lực lượng Công an:

 

Khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần làm gì?

7. Bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua app hẹn hò bị xử lý như thế nào?

Công ty Luật Ánh Ngọc đã nhận tư vấn về việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua app hẹn hò như sau:

Tháng 09/2022, bạn A có vô tình quen được anh B trên app hẹn hò và bắt đầu tìm hiểu làm quen. Trong thời gian nói chuyện biết được hoàn cảnh khó khăn và đang cần tìm việc nên anh B đã giới thiệu cho bạn A một công việc qua lời là “việc nhẹ lương cao”, ban đầu cần nộp 2 triệu tiền giữ chân và mua đồng phục, sau khi đi làm 1 tháng thì sẽ nhận được tiền lương là 8 triệu và được hoàn trả 2 triệu đã nộp.

Tin lời anh B, bạn A đã nộp 2 triệu để giữ chỗ và làm việc ở đó. Tuy nhiên khi đã làm được hơn 1 tháng, bạn A đề nghị nhận lương nhưng anh B không chịu trả tiền và bảo đến hết tháng thứ hai sẽ trả tiền lương 2 tháng và 2 triệu tiền bạn A đã nộp.

Do cả tin nên bạn A tin thêm một lần và sau khi làm hết tháng thứ hai, Anh B này vẫn không chịu trả bất cứ một khoản tiền nào bạn A. Biết mình bị lừa, bạn A yêu cầu chị này trả lại số tiền 2 triệu là tiền ban đầu đặt cọc và sẽ không truy cứu, nếu không bạn A sẽ báo lên công an. Nghe vậy Anh B liền chặn bạn A trên zalo và đến nay vẫn không thể liên lạc được.

Đối với bạn A 2 triệu là một số tiền không nhỏ, vì vậy em muốn nhờ luật sư A tư vấn cho em hành vi của anh B có phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không? Nếu báo công an thì có thể đòi lại được tiền của mình không?

Giải đáp thắc mắc:

Trong tình huống này, anh B đã đưa thông tin không đúng sự thật về một công việc việc nhẹ lương cao để khiến A tin tưởng nộp 02 triệu đồng vào làm việc rồi từ đó chiếm đoạt 02 triệu đồng . Hành vi nêu trên chính là hành vi sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015. Trong trường hợp này, A có thể chụp lại những tin nhắn, thông tin liên quan đến anh B để trình báo đến cơ quan công an gần nhất, đặc biệt là số tiền đã chuyển khoản cho anh B. Tuy nhiên, thông thường đối với những vụ việc lừa đảo qua mạng thì thời gian xác minh, điều tra mất rất nhiều thời gian và khả năng được nhận lại tiền là không cao.

Xem thêm bài viết: >>Tìm hiểu về những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự

Trên đây là bài viết sẽ giúp chúng ta nhận biết những chiêu trò lừa đảo trên mạng và những biện pháp để thoát khỏi chiêu trò lừa đảo. Nếu Quý khách còn thắc mắc, cũng như muốn giải đáp, hỗ trợ về vấn đề này, hãy liên hệ với Luật Ánh Ngọc để được tư vấn.

 


Bài viết khác