Luật Ánh Ngọc

Đối phó tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đất đai để bảo vệ bất động sản

Tư vấn luật hình sự | 2024-04-06 09:30:47

1. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đất đai là gì ?

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đất đai là tội phạm trong đó người phạm tội đã sử dụng các thủ đoạn gian dối nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản đất đai của người khác. Lợi dụng nhu cầu được cấp sổ đỏ, chuyển mục đich sử dụng đất, thế chấp để vay vốn, người phạm tội đã đưa ra lời hứa hẹn, giúp đỡ chủ sử dụng đất để chiếm đoạt quyền sử dụng đất hoặc tiền thông qua các hoạt động chuyển nhượng, cầm cố thế chấp đất đai.

Tài sản đất đai thường là có giá trị lớn, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người sử dụng đất như đất đai là nơi xây dựng nhà ở, trồng cây nông – lâm nghiệp. Việc bị mất đất khiến người sử dụng đất lâm vào tình trạng khó khăn, túng quẩn, khốn cùng. Do vậy, đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đất đai, người phạm tội thường bị áp dụng khung hình phạt tăng nặng.

Xem thêm bài viết: Sự khác biệt giữa lỗi cố ý và lỗi vô ý trong Bộ luật hình sự

2. Các thủ đoạn gian dối trong Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đất đai

Thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản đất đai là những thủ đoạn, mánh khóe của người phạm tội để họ tin tưởng người phạm tội và giao giấy tờ liên quan đến đất đai cho người phạm tội. Cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói chung, thủ đoạn chiếm đoạt tài sản đất đai nói riêng ngày càng tinh vi, đa dạng. Qua thực tế xảy ra, có thể kể đến một số thủ đoạn lừa đảo phổ biến sau đây:

 

Các thủ đoạn gian dối trong Tội lừa đảo chiếm đoạt đất đai

2.1. Sử dụng thủ đoạn dùng sổ đỏ giả để chiếm đoạt đất đai

Sổ đỏ thực chất là tên gọi của Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giấy tờ do Nhà nước cấp có ý nghĩa chứng minh, xác lập quyền sử dụng đất hợp pháp của người đứng tên trên Giấy chứng nhận. Để có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người sử dụng đất đang sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp phù hợp với quy hoạch sử dụng đất hoặc có các Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất được xác lập trước ngày 15/10/1993 hoặc được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất, nhận góp vốn, trúng đấu giá quyền sử dụng đất,… Tuy nhiên trong một số trường hợp, người sử dụng đất không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như diện tích đất được yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đất không đủ diện tích tối thiểu, đất trong các nông trường, lâm trường, đất đang thuộc các dự án quy hoạch,…

Lợi dụng việc người sử dụng đất không có hiểu biết pháp luật đang có nhu cầu làm trích lục đất đai cho các thửa đất nhưng nhiều năm vẫn không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do đất đai thuộc trường hợp không đủ điều kiện cấp, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt đất đai đã khẳng định mình có quan hệ với các cấp thẩm quyền, có thể giúp họ thực hiện việc cấp Giấy trích lục một cách nhanh chóng, dễ dàng. Sau khi được người dân đồng ý và cung cấp các thông tin về diện tích đất và các giấy tờ cá nhân, người phạm tội đã sử dụng các thủ đoạn tinh vi để người dân tin rằng mình đang được làm thủ tục cấp Sổ đỏ. Người phạm tội vẫn thực hiện các hình thức đo đạc diện tích đất đai, vẫn thực hiện các hoạt động công chứng, chứng thực và đưa Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân. Nhưng thực chất, thay vì thực hiện thủ tục cấp trích lục đất đai, người chủ sử dụng đất đã ký vào nội dung chuyển nhượng, cầm cố thế chấp đất đai. Thủ đoạn lừa đảo của người phạm tội nhằm mục đích hợp pháp hóa hợp đồng cầm cố thế chấp.

Ngoài ra, người phạm tội còn giả danh là cán bộ địa chính để tạo dựng lòng tin, sau khi người sử dụng đất có nhu cầu xin cấp giấy Sử dụng đất thì người phạm tội yêu cầu người sử dụng đất chuyển tiền “phí thực hiện cấp sổ đỏ”. Trong trường hợp này, người phạm tội không trực tiếp tước đi quyền đối với mảnh đất nhưng đã gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản khác của người sử dụng đất.

2.2. Thủ đoạn lừa đảo trong hoạt động chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất để chiếm đoạt tài sản

2.3. Các thủ đoạn lừa đảo khác

Ngoài những thủ đoạn lừa đảo người đang có đất, người phạm tội còn có các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản của những người có nhu cầu mua đất như lập các dự án đầu tư “ma” để chiếm đoạt tài sản, lừa bán đất nông nghiệp với hứa hẹn đất sẽ được chuyển đổi sang đất thổ cư, lừa bán đất qua vi bằng…

3. Trách nhiệm hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đất đai

 

Trách nhiệm hình sự đối với tội lừa đảo chiếm đoạt đất đai

Xét thấy, đất đai hay quyền sử dụng đất thường có giá trị lớn và được xem là “phương tiện kiếm sống” của người chủ sử dụng đất, người phạm tội thường thực hiện hành vi phạm tội một cách tinh vi. Cho nên, đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đất đai, người phạm tội sẽ bị áp dụng khung hình phạt tăng nặng, cụ thể như sau:

Ngoài việc phải chấp hành những hình phạt trên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Trường hợp người phạm tội là cán bộ làm việc trong lĩnh vực đất đai, người làm việc trong hoạt động công chứng, chứng thực hoặc thực hiện các công việc tạo điều kiện cho họ phạm tội thì có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. Thời hạn cấm tính từ khi người đó chấp hành xong hình phạt tù có thời hạn. Bên cạnh đó, người phạm tội còn bị tịch thu tài sản liên quan đến hành vi lừa đảo và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại.

Mọi người cũng xem:

4. Làm thế nào để bảo vệ bất động sản trước hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đất đai

 

Làm thế nào để bảo vệ bất động sản trước hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đất đai

Như đã phân tích ở trên, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với người sử dụng đất. Mặc dù pháp luật đã đặt ra chế tài nghiêm khắc để xử phạt các đối tượng sử dụng thủ đoạn lừa đảo để chiếm đoạt tài sản đất đai nhưng mỗi người dân đang sử dụng đất hoặc có nhu cầu chuyển nhượng, cầm cố thế chấp đất đai cũng nên tự chủ động bảo vệ bất động sản của mình. Vậy làm thế nào để bảo vệ bất động sản trước các thủ đoạn ngày càng tinh vi của tội phạm lừa đảo? Luật Ánh Ngọc xin gợi ý một số lưu ý sau:

Như vậy, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đất đai không chỉ gây mất trật tự quản lý của Nhà nước về đất đai mà còn gây ra những thiệt hại đáng kể cho người sử dụng đất. Để đối phó với tội lừa đảo này, mỗi người cần chủ động nâng cao hiểu biết liên quan đến đất đai, nâng cao tinh thần chủ động cảnh giác đối với các hành vi lừa đảo. Nếu độc giả còn có những khúc mắc, vấn đề liên quan đến Đối phó với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đất đai: Bảo vệ bất động sản của bạn hoặc có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ  các thủ tục liên quan đến đất đai, xin vui lòng liên hệ với Luật Ánh Ngọc để được giải đáp và hướng dẫn nhanh chóng, đầy đủ nhất.  

Mọi thông tin yêu cầu hỗ trợ, tư vấn các vấn đề pháp lý, xin liên hệ:


Bài viết khác