Xử phạt đối với hành vi buôn bán thiết bị y tế giả, kém chất lượng


Xử phạt đối với hành vi buôn bán thiết bị y tế giả, kém chất lượng
Tuy tình hình dịch bệnh Covid-19 đã bước qua giai đoạn khó khăn, tuy nhiên xã hội vẫn nhiều lần rúng động vì những vụ buôn bán thiết bị y tế giả như khẩu trang, que test,… Vậy hành vi buôn bán thiết bị y tế giả sẽ bị xử phạt như thế nào, hãy cùng Luật Ánh Ngọc tìm hiểu qua bài viết này!

1. Buôn bán thiết bị y tế giả là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 98/2021/NĐ-CP thì trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, vật tư cấy ghép, dụng cụ, vật liệu, thuốc thử, các chất chuẩn invitro, phần mềm đáp ứng đồng thời các yêu cầu sau:

- Sử dụng riêng lẻ hoặc phối hợp với nhau theo chỉ định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế phục vụ cho con người nhằm một hoặc nhiều mục đích sau đây:

 

Mục đích trang thiết bị y tế
Mục đích trang thiết bị y tế

- Không được sử dụng cơ chế dược lý, miễn dịch, chuyển hóa trong hoặc trên cơ thể con người hoặc nếu có hành vi sử dụng các cơ chế này thì chỉ mang tính chất hỗ trợ để đạt các mục đích trên.

Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, có thể hiểu thiết bị y tế giả là:

 

Thiết bị y tế giả là gì
Thiết bị y tế giả là gì

Như vậy, hành vi buôn bán thiết bị y tế giả là hành vi buôn bán những mặt hàng trang thiết bị y tế không được cấp phép và không đủ điều kiện để lưu thông trên thị trường.

Có thể bạn quan tâm: Điều kiện, hồ sơ, thủ tục để thành lập phòng khám Nha khoa

2. Xử phạt hành vi buôn bán thiết bị y tế giả

2.1. Xử phạt hành chính

Khi chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, xử phạt hành vi buôn bán thiết bị y tế giả sẽ bị xử phạt hành chính. Căn cứ Điều 9 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, xử phạt hành vi buôn bán thiết bị y tế giả sẽ bị phạt tiền gấp hai lần mức phạt với những hàng hóa thông thường khác, cụ thể như sau:

 

Xử phạt hành chính mức 1
Xử phạt hành chính mức 1

 

 

Xử phạt hành chính mức 2
Xử phạt hành chính mức 2

Như vậy, hành vi buôn bán thiết bị y tế giả có thể bị xử phạt hành chính từ  2 triệu đồng tới 140 triệu đồng tuỳ vào từng trường hợp vi phạm. Ngoài ra, khi xử phạt hành vi buôn bán thiết bị y tế giả còn phải buộc tiêu hủy tang vật; nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp cho hành vi buôn bán thiết bị y tế giả.

2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Căn cứ Điều 192 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bổ sung Điểm a, b Khoản 42 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017 quy định xử phạt hành vi buôn bán thiết bị y tế giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hình phạt chính đối với tội này là phạt tiền hoặc phạt tù, đình chỉ hoạt động, cụ thể:

 

Trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm hình sự

 

Có thể bạn quan tâm: Cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế mới nhất

3. Điều kiện để trang thiết bị y tế lưu hành trên thị trường

Để không bị xử phạt hành vi buôn bán thiết bị y tế giả, các bạn cần phân biệt được các nhóm thiết bị y tế, cụ thể:

 

Phân loại thiết bị y tế
Phân loại thiết bị y tế

Tùy vào từng nhóm thiết bị, sẽ có những điều kiện kinh doanh khác nhau. Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 98/2021/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 07/2023/NĐ-CP, điều kiện chung để thiết bị y tế được lưu hành trên thị trường như sau:

 

Điều kiện lưu hành thiết bị y tế
Điều kiện lưu hành thiết bị y tế

Lưu ý những trường hợp sau trang thiết bị sẽ không được lưu thông trên thị trường: Bị thanh lý theo quy định, hết hạn sử dụng; Không thể khắc phục những yếu tố lỗi gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người; Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền không cho phép sử dụng.

Có thể bạn quan tâm: Cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô: Quy trình và Yêu cầu

Trên đây là những tư vấn của Luật Ánh Ngọc về xử phạt hành vi buôn bán thiết bị y tế giả. Để có nhiều thông tin cụ thể hơn, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với Luật Ánh Ngọc.

 

 

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.


Ý kiến

()
Bình luận
Các bình luận khác