Luật Ánh Ngọc

Khung hình phạt tội lợi dụng lòng tin lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tư vấn luật hình sự | 2024-09-24 21:35:35

1. Bốn khung hình phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Căn cứ theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự, đối với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, pháp luật áp dụng bốn mức khung hình phạt tội lừa đảo tùy thuộc vào mức độ, tính chất nguy hiểm của hành vi cũng như giá trị tài sản mà người phạm tội chiếm đoạt:

Bốn khung hình phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1.1. Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Cải tạo không giam giữ là hình phạt mà trong đó, người phạm tội vẫn được sinh sống, làm việc trong điều kiện, môi trường sống vốn có của họ nhưng bị hạn chế các quyền tự do về thân thể và phải chịu sự giám sát, giáo dục của gia đình, chính quyền địa phương nơi người đó cư trú, sinh sống, làm việc. 

Hình phạt tù là hình phạt tước quyền tự do của người phạm tội, biểu hiện bằng việc người phạm tội phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời hạn nhất định.

Khung hình phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản này áp dụng đối với các hành vi sau:

1.2. Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

Người phạm tội sẽ bị áp dụng khung hình phạt này nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

1.3. Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

Khung hình phạt này áp dụng đối với người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản người khác có trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Một người được coi là lợi dụng dịch bệnh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản nếu thỏa mãn các điều kiện sau:

1.4. Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân

Hình phạt tù chung thân là khung hình phạt tội lừa đảo cao nhất mà người phạm tội phải chịu và bị buộc cách ly ra khỏi đời sống xã hội, chịu hình phạt tại nhà giam giữ không thời hạn.

Đối với khung hình phạt tội lừa đảo này, trị giá tài sản mà người phạm tội chiếm đoạt 500.000.000 đồng trở lên hoặc người phạm tội đã lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để thực hiện hành vi phạm tội:

2. Khung hình phạt bổ sung

Ngoài việc phải chấp hành các khung hình phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản chính nêu trên, người phạm tội còn có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung sau:

3. Đối tượng bị áp dụng khung hình phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Người thực hiện hành vi lừa đảo chỉ bị áp dụng khung hình phạt tội lừa đảo nếu đáp ứng đầy đủ các dấu hiệu sau:

4. Ví dụ bản án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Bản án 13/2024/HS-ST ngày 20/03/2024 của TAND huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kom Tum

Nội dung vụ án:

Qua mối quan hệ xã hội, Nguyễn Văn U biết và nhờ Lê Thanh H để được hoãn thi hành án phạt tù. Lê Thanh H đã đưa ra thông tin không đúng sự thật là sẽ giúp anh Nguyễn Văn U được hoãn thi hành án.

Sau đó, H đã đề nghị U chuyển cho H một số tiền vào tài khoản của mình hai lần với tổng số tiền hai là 17.000.000 đồng. Sau khi nhận được tiền từ chị H, anh U, bị cáo lê Thanh H đã có ý định chiếm đoạt toàn bộ số tiền này để dùng vào mục đích cá nhân, chỉ đến khi cơ quan chức năng làm việc H mới trả lại cho bị hại số tiền mình chiếm đoạt, hành vi chiếm đoạt tài sản của bị cáo đã hoàn thành.

Kết quả xét xử: Xử phạt bị cáo Lê Thanh H 12 (mười hai) tháng cải tạo không giam giữ.

Trên đây là toàn bộ nội dung giải đáp của Luật Ánh Ngọc  về khung hình phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Như vậy, tuỳ thuộc vào giá trị tài sản và mức độ nguy hiểm của hành vi, người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ nhưng cũng có thể bị áp dụng hình phạt cao nhất là tù chung thân. 


Bài viết khác