Luật Ánh Ngọc

Bảo vệ chỗ ở của bạn: Xử lý trường hợp xâm phạm chỗ ở của người khác

Tư vấn luật hình sự | 2024-01-16 22:04:18

1. Quy định về hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác

Theo Điều 159 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, tội xâm phạm chỗ ở của người khác  sẽ được cấu thành khi có hành vi như sau:

 

Hành vi xâm phạm chỗ ở người khác

2. Trường hợp xâm phạm chỗ ở của người khác bị xử lý như thế nào?

Hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

2.1. Xử phạt hành chính

Trong trường hợp chưa gây hậu quả nghiêm trọng đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác  có thể bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về xử phạt hành chinh về hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác  mà chỉ được mô tả qua một số hành vi ở Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:

 

Xử phạt hành chính

2.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Khi đầy đủ yếu tố cấu thành tội xâm phạm chỗ ở của người khác . Tại Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định các khung hình phạt đối với tội xâm phạm chỗ ở của người khác  như sau:

 

Khung 1 phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm

 

Khung 2, phạt từ từ 01 – 05 năm

Có thể bạn quan tâm: Cách thức xử lý và thủ tục khởi kiện đánh người gây thương tích

 

3. Biện pháp xử lý khi bị người khác xâm phạm chỗ ở

Bước 1: Phòng vệ chính đáng           

Trong trường bị người khác xâm phạm chỗ ở, người đó tự ý xông vào nhà và hành hung bạn. Các bạn có quyền sử dụng dùng mọi biện pháp né tránh, che chắn để phòng vệ. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý phải hạn chế dùng vũ lực gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người khác. Vì có thể các bạn có thể rơi vào trường hợp vượt mức phòng vệ chính đáng. Khi gây thương tích cho người khác, các bạn vẫn sẽ bị truy cứu tuỳ vào mức thiệt hại gây ra như: bồi thường chi phí chữa trị, khám chữa bệnh; gây thương tích từ 0 – 11% phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (Theo điểm e, khoản 3 Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP); gây thương tích trên 11% và có hành vi cấu thành tội gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người khác thì các bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bước 2: Tìm sự trợ giúp

Nếu hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác vẫn tiếp tục diễn ra, các bạn cần tìm sự trợ giúp của người khác và báo công an xã, phường nơi bạn đang cư trú để can thiệp sớm nhất.

Bước 3: Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền lập biên bản xác nhận về hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác

Khi công an đến xử lý, các bạn nên yêu cầu lập biên bản xử lý vụ việc. Việc xử lý sẽ căn cứ vào tình hình thực tế tranh chấp, mức độ thiệt hại mà người xâm phạm gây ra. Nếu có thiệt hại xảy ra, các bên có thể tự thoả thuận mức độ bồi thường. Trường hợp không thể tự thoả thuận, các bạn có thể gửi đơn lên Toà án để giải quyết.

Bước 4: Nộp đơn tố cáo ra Toà án

Trong trường hợp gia đình bạn bị xâm phạm chỗ ở, bị thiệt hại nặng nề và các bạn không đồng ý với cách giải quyết của công an xã, phường nơi bạn đang cư trú. Các bạn có thể gửi đơn tố cáo kèm các chứng cứ chứng minh hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác để Toà án giải quyết.

Có thể bạn quan tâm: Quy định chi tiết về tội vu khống người khác trong Bộ luật Hình sự

4. Trường hợp được khám xét chỗ ở của người khác

Theo Hiến pháp năm 2013, mọi công dân đều có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Do đó, không một ai có quyền tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý. Riêng trường hợp khám xét chỗ ở có thể thực hiện khi đủ các căn cứ theo quy định tại Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:

 

Căn cứ khám xét chỗ ở người khác

Khi tiến hành khám xét chỗ ở người khác, phải đảm bảo các điều kiện được quy định tại Điều 195 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 như sau:

 

Điều kiện khám xét chỗ ở người khác

Có thể bạn quan tâm: Phòng vệ chính đáng và giới hạn pháp lý trong luật hình sự

Trên đây là những tư vấn của Luật Ánh Ngọc để Bảo vệ chỗ ở của bạn: Xử lý trường hợp xâm phạm chỗ ở. Hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận những tư vấn những thông tin ngoài bài viết này.


Bài viết khác