Luật Ánh Ngọc

Pháp nhân có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Tư vấn luật hình sự | 2024-03-17 10:08:18

1. Căn cứ pháp lý

2. Pháp nhân là gì?

Pháp nhân là gì?

 

2.1. Khái niệm pháp nhân

Pháp nhân là một tổ chức đáp ứng đủ các điều kiện Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 quy định bao gồm:

Pháp nhân được chia làm 2 loại: pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại

2.2. Pháp nhân thương mại là gì?

 

Căn cứ Điều 75 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về Pháp nhân thương mại như sau: 

1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.

2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện theo Điều 75 BLHS 2015 sau đây:

Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.

4. Một số tội phạm mà pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự

Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

 

Theo quy định mới thì Pháp nhân thương mại chỉ chịu trách nhiệm hình sự trong phạm vi các tội sau đây chứ không phải là toàn bộ tội phạm được nêu trong Bộ Luật Hình Sự:

Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm sau đây:

5. Các loại hình phạt áp dụng cho pháp nhân thương mại

Các loại hình phạt áp dụng cho pháp nhân thương mại

 

5.1. Phạt tiền

Căn cứ Điều 77 Bộ Luật Hình Sự 2015 quy định: 

5.2. Đình chỉ hoạt động có thời hạn (Điều 78 Bộ Luật Hình sự 2015)

Đình chỉ hoạt động có thời hạn là tạm dừng hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe con người, môi trường hoặc an ninh, trật tự, an toàn xã hội và hậu quả gây ra có khả năng khắc phục trên thực tế.

Thời hạn đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 03 năm.

5.3. Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn (Điều 79 Bộ Luật Hình Sự 2015)

Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.   

Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

5.4. Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định (Điều 80 Bộ Luật Hình Sự 2015)

Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án tiếp tục kinh doanh hoặc hoạt động trong lĩnh vực đó, thì có thể gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc cho xã hội.

Thời hạn cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định là từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

5.5. Cấm huy động vốn (Điều 81 Bộ Luật Hình Sự 2015).

Cấm huy động vốn được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án huy động vốn thì có nguy cơ tiếp tục phạm tội.

Các hình thức cấm huy động vốn bao gồm:

- Cấm vay vốn ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc các quỹ đầu tư;

- Cấm phát hành, chào bán chứng khoán;

- Cấm huy động vốn khách hàng;

- Cấm liên doanh, liên kết trong và ngoài nước;

- Cấm hình thành quỹ tín thác bất động sản.

Tòa án quyết định áp dụng một hoặc một số hình thức cấm huy động vốn nêu trên

Thời hạn cấm huy động vốn là từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

5.6. Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội (Điều 82 Bộ Luật Hình Sự 2015)

Tòa án có thể quyết định áp dụng các biện tư pháp sau đây đối với pháp nhân thương mại phạm tội:

Tòa án có thể quyết định áp dụng biện pháp tư pháp buộc pháp nhân thương mại phạm tội phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi phạm phạm tội của mình gây ra.

Căn cứ vào từng trường hợp phạm tội cụ thể, Tòa án có thể quyết định buộc pháp nhân thương mại phạm tội phải thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả của tội phạm:

Hãy liên hệ ngay với Luật Ánh Ngọc nếu có bất kì thắc mắc nào liên quan đến "Pháp nhân có phải chịu trách nhiệm hình sự không?" hoặc các vấn đề pháp lý khác để được tư vấn, giải đáp nhanh chóng. Luật Ánh Ngọc rất mong khi nhận được sự phản hồi của Qúy khách. Xin cảm ơn!


Bài viết khác