Luật Ánh Ngọc

Sổ đỏ hộ gia đình con dâu có được chia

Tư vấn luật đất đai | 2024-10-02 20:41:32

1. Thế nào là sổ đỏ hộ gia đình?

Sổ đỏ hộ gia đình được hiểu là sổ đỏ được cấp cho hộ gia đình cụ thể (thường do chủ hộ gia đình là người đại diện đứng tên). Theo đó, người sử dụng đất trong trường hợp này chính là hộ gia đình. Để làm rõ khái niệm sổ đỏ hộ gia đình, cần tìm hiểu quy định về hộ gia đình sử dụng đất. 

Tại khoản 25 Điều 3 Luật Đất đai 2024 quy định về khái niệm hộ gia đình sử dụng đất như sau: 

"Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành."

Như vậy có thể hiểu rằng đối với sổ đỏ hộ gia đình thì những người trong hộ gia đình (thường là có trên sổ hộ khẩu) tại thời điểm cấp sổ đỏ thì đều có quyền sử dụng đất. 

Tuy nhiên, theo quy định trên, pháp luật hiện hành chỉ thừa nhận hộ gia đình sử dụng đất cũng như giá trị của sổ đỏ hộ gia đình được cấp trước ngày 01/08/2024 (ngày Luật Đất đai 2024 có hiệu lực). 

2. Sổ đỏ hộ gia đình con dâu có được chia không?

Sổ đỏ hộ gia đình con dâu có được chia không? là câu hỏi mà khá nhiều người băn khoăn. Bởi lẽ, nhiều người quan niệm rằng chỉ những người có quan hệ huyết thống trong gia đình mới được chia. 

Tuy nhiên, quan niệm, suy nghĩ này là không phù hợp với quy định pháp luật. Theo quy định hiện hành, con dâu vẫn có thể được chia quyền sử dụng đất đối với sổ đỏ hộ gia đình theo 02 trường hợp như sau: 

2.1. Con dâu là đồng sở hữu quyền sử dụng đất

Như trên đã phân tích, đối với sổ đỏ cấp cho hộ gia đình thì những người thuộc hộ gia đình đó (được ghi nhận trên giấy tờ như sổ hộ khẩu hoặc có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền) tại thời điểm cấp sổ đỏ thì có quyền sử dụng đất. 

Do đó, nếu tại thời điểm cấp sổ đỏ cho hộ gia đình mà người con dâu đã nhập khẩu và có tên trong hộ gia đình thì người con dâu chính là một trong những đồng sở hữu đối với bất động sản đó. Điều này đồng nghĩa với việc, con dâu cũng có quyền sử dụng, quyền sở hữu đối với bất động sản tương tự như những thành viên khác trong hộ gia đình

Và đương nhiên, nếu hộ gia đình có nhu cầu chia đất thì người con dâu đó được hưởng một phần. 

Ngược lại, nếu tại thời điểm cấp sổ đỏ hộ gia đình những người con dâu chưa nhập khẩu và chưa có tên trong hộ gia đình thì không có quyền đối với thửa đất đó, trừ trường hợp được hưởng thừa kế tại phần dưới đây. 

Ví dụ: Gia đình ông A và bà B có 02 người con trai là C và D. Năm 2006, C kết hôn với M. Sau khi kết hôn, M làm thủ tục nhập khẩu vào hộ gia đình ông và bà B. Năm 2010, D kết hôn với H. Tuy nhiên, D và H làm ăn xa quê nên H và D không chung sống cùng với gia đình ông A và gia đình anh C nên H chưa làm thủ tục nhập khẩu về hộ gia đình ông A. 

Đến năm 2019, theo chính sách dồn điền đổi thửa, địa phương quyết định cấp cho hộ gia đình ông A thửa đất 200m2 (trên sổ đỏ thể hiện người sử dụng đất là hộ gia đình ông A).

Như vậy, trong trường hợp này, tại thời điểm 2019 những người có tên trong hộ gia đình ông A cũng là người có quyền đối với thửa đất 200m2 nêu trên bao gồm 05 người là: vợ chồng ông A, bà B; vợ chồng anh C, chị M và anh D. Còn H vì chưa nhập khẩu nên không có quyền đối với thửa đất này. 

2.2. Con dâu được hưởng thừa kế

Trong trường hợp con dâu không có quyền sử dụng đất đối với đất hộ gia đình thì vẫn có thể được chia thừa kế trong trường hợp sau: 

Ví dụ: Đất được cấp cho hộ gia đình ông B năm 2010, bao gồm: ông B, bà C (vợ ông B) và con trai của hai người là anh D. Sau này, anh D lấy vợ là chị E. Chị E không thuộc hộ khẩu gia đình ông B tại thời điểm năm 2010 thì đương nhiên không có quyền sử dụng đất. 

Tuy nhiên, sau này, nếu anh D chết, chị E sẽ được hưởng thừa kế từ phần đất của anh D trong thửa đất chung. Hoặc, ông B, bà C lập di chúc cho chị E được hưởng thừa kế đối với thửa đất đó thì chị E được hưởng thừa kế theo nội dung di chúc. 

Từ những phân tích có thể thấy, đối với sổ đỏ hộ gia đình, con dâu vẫn có thể được chia quyền sử dụng đất, điều này tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể trên thực tế. 

3. Sổ đỏ hộ gia đình hiện nay còn hiệu lực không?

Mới đây, ngày 01/08/2024, Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực và quy định về đất hộ gia đình đã chính thức bị bãi bỏ. Theo đó, từ ngày 01/08/2024, hộ gia đình không còn là chủ thể sử dụng đất. 

Tuy nhiên, theo nội dung về quy định chuyển tiếp tại khoản 4 Điều 256 Luật Đất đai 2024, đối với sổ đỏ hộ gia đình đã được cấp trước ngày 01/08/2024 thì vẫn có giá trị hiệu lựchộ gia đình có quyền đăng ký cấp sổ mới nếu có nhu cầu và sổ mới sẽ được ghi đầy đủ tên các thành viên có chung quyền sử dụng đất thay vì ghi là "hộ gia đình" như trước đây.

Việc xác định các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình để ghi tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do các thành viên này tự thỏa thuận và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

>>>Xem thêm: Thủ tục chứng nhận đồng sở hữu quyền sử dụng đất hiện nay

4. Thủ tục đăng ký cấp, cấp lại sổ đỏ 

Theo phân tích tại phần trên, đối với sổ đỏ hộ gia đình đã được cấp trước đây thì vẫn có giá trị hiệu lực. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, việc phát sinh tranh chấp đất đai liên quan đến sổ đỏ hộ gia đình là rất nhiều. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc trên sổ đỏ không thể hiện rõ cụ thể những người có quyền sử dụng đất mà chỉ ghi tên của người chủ hộ. 

Do đó, nếu có đủ điều kiện, bạn đọc nên đăng ký cấp, cấp lại sổ đỏ theo quy định hiện hành để được ghi tên đầy đủ các thành viên trong hộ (như phân tích tại phần 3 nêu trên) có quyền sử dụng đất để tránh hiều lầm mà phát sinh tranh chấp không đáng có. 

Dưới đây là thủ tục đăng ký cấp, cấp lại sổ đỏ, bạn đọc có thể tham khảo: 

05 bước đăng ký sổ đỏ

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đăng ký cấp sổ đỏ hộ gia đình bao gồm: 

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người sử dụng đất có thể nộp hồ sơ tại một trong những cơ quan sau đây: 

Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Bước 4: Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính

Người sử dụng đất có trách nhiệm nộp thuế, phí, lệ phí theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền

Bước 5: Trả kết quả

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Giấy chứng nhận cho UBND cấp xã để trao cho hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã.

Trên đây là quy trình đăng ký sổ đỏ hộ gia đình giản lược. Đối với từng trường hợp cụ thể như cấp lần đầu, cấp lại, … bạn đọc có thể tham khảo các bài viết cụ thể của Luật Ánh Ngọc. 

>>>Xem thêm: Những giấy tờ cần chuẩn bị làm Sổ đỏ hiện nay

Như vậy, Luật Ánh Ngọc đã giải đáp câu hỏi Sổ đỏ hộ gia đình con dâu có được chia? đối với từng trường hợp cụ thể. Nếu còn vướng mắc, hãy liên hệ với Luật Ánh Ngọc để được hỗ trợ. 


Bài viết khác