"Authentication" is a familiar term in contemporary social activities, particularly in matters related to legality. The following article will introduce this issue.
1. Hiểu thế nào là chứng thức?
Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể khái niệm chứng thực là gì, tuy nhiên thông qua các quy định của pháp luật tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, chúng ta có thể hiểu chứng thực là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận cho các yêu cầu, giao dịch dân sự của người có yêu cầu chứng thực, qua đó đảm bảo tính chính xác, hợp lệ, hợp pháp của các bên tham gia giao dịch, nội dung giao dịch, và giao dịch.
Hoạt động chứng thực bao gồm: Chứng thực bản sao từ bản chính, Chứng thực chữ ký và Chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Understanding Authentication
Current legislation does not specifically define the concept of authentication; however, through the provisions of the law in Decree No. 23/2015/ND-CP on issuing copies from originals, authenticating copies from originals, authenticating signatures, and authenticating contracts and transactions, we can understand authentication as the act where competent state authorities confirm requests and civil transactions of individuals requiring authentication, thereby ensuring the accuracy, validity, and legality of the parties involved in the transaction, the transaction content, and the transaction itself.
Authentication activities include: Authenticating copies from originals, Authenticating signatures, and Authenticating contracts and transactions.
Xem thêm bài viết: Thẩm quyền thực hiện chứng thực bản sao từ bản chính theo quy định mới nhất pháp luật năm 2023
2. Những loại chứng thực hiện nay
Căn cứ Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, bao gồm các loại chứng thực như sau:
- Chứng thực bản sao từ bản chính: là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính;
- Chứng thực chữ ký: là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực;
- Chứng thực hợp đồng, giao dịch: là việc cơ quan có thẩm quyền chứng thực về thời gian, địa điểm giao kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.
Types of Authentication Nowadays
According to Article 2 of Decree No. 23/2015/ND-CP, the types of authentication include the following:
- Authentication of copies from originals: This is the act where competent authorities or organizations rely on the original document to authenticate that the copy is true to the original;
- Authentication of signatures: This is the act where competent authorities or organizations authenticate the signature on a document as the signature of the individual requesting authentication;
- Authentication of contracts and transactions: This involves competent authorities authenticating the time, place of contract conclusion, transaction; civil act capacity, voluntary consent, signature, or seal only of the parties involved in the contract or transaction.
3. Giá trị pháp lý của văn bản chứng thực
Theo Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP nêu rõ:
- Bản sao được chứng thực từ bản chính theo Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Chữ ký được chứng thực theo quy định tại Nghị định này có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản;
- Hợp đồng, giao dịch được chứng thực theo quy định của Nghị định này có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch
According to Article 3 of Decree No. 23/2015/ND-CP:
- Copies authenticated from originals under this Decree are valid for use instead of the originals used for comparison authentication in transactions, except where otherwise provided by law;
- Signatures authenticated according to the provisions of this Decree serve as evidence that the requester of authentication has signed that signature, providing a basis for determining the signer's responsibility for the content of the document;
- Contracts and transactions authenticated under the provisions of this Decree serve as evidence proving the time, place of contracting parties' signing, civil act capacity, voluntary consent, and signatures or seals of the parties involved in the contract or transaction.
Xem thêm bài viết: Ủy ban nhân dân xã có công chứng thỏa thuận phân chia di sản thừa kế?
4. Những trường hợp được miễn lệ phí chứng thực
Thông tư số 226/2016/TT-BTC Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng thực, được áp dụng đối với người nộp, tổ chức thu phí chứng thực và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí chứng thực.
Người nộp phí là tổ chức, cá nhân yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch tại UBND cấp xã và Phòng Tư pháp thuộc UBND cấp huyện.Đối tượng được miễn phí là cá nhân, hộ gia đình vay vốn tại tổ chức tín dụng để phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định tại Nghị định 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đối với chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản.
Cases Exempt from Authentication Fees
Circular No. 226/2016/TT-BTC of the Ministry of Finance regulates the levels, regimes for collection, remittance, management, and use of authentication fees, applicable to submitters, organizations collecting authentication fees, and other relevant organizations and individuals involved in the collection, remittance, management, and use of authentication fees.
Fee submitters are organizations or individuals requesting authentication of copies from originals, signature authentication, contract and transaction authentication at the People's Committee of the commune level and the Department of Justice under the People's Committee of the district level. The exempted subjects are individuals, households borrowing loans from credit institutions to serve agricultural and rural development as stipulated in Government Decree No. 55/2015/ND-CP on credit policies serving agricultural and rural development regarding authentication of contracts for asset mortgages.