Luật Ánh Ngọc

Khi Nào Hàng Thừa Kế Thứ Hai Được Hưởng Thừa Kế Di Sản?

Tư vấn luật dân sự | 2024-10-25 16:03:38

1. Hàng thừa kế thứ hai bao gồm những ai? 

Hàng thừa kế thứ hai gồm những ai?

Những người thuộc hàng thừa kế thứ hai theo điểm b khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm: ông nội, bà nội,  ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. 

Trong trường hợp này, người chết không còn cha, mẹ, không có vợ/chồng, con cái hoặc có nhưng họ từ chối nhận di sản hoặc thuộc những trường hợp không được nhận thừa kế thì ông bà sẽ nhận thừa kế di sản từ cháu và ngược lại. 

Ông A và bà B là hai vợ chồng có một người con gái là C nhưng ông A có con riêng là D thì C và D vẫn được hưởng phần di sản như nhau khi ông A chết. Điều này cho thấy, dù con trong hay ngoài giá thú thì không ảnh hưởng đến việc xác định anh, chị em ruột. 

2. Điều kiện để được hưởng thừa kế ở hàng thứ hai

04 Điều kiện nhận di sản thừa kế

04 điều kiện để nhận thừa kế khi thuộc hàng thừa kế thứ hai: 

Lưu ý: Người ở hàng thừa kế thứ hai phải còn sống tại thời điểm mở thừa kế di sản.

>> Xem bài bài viết: 

3. Ví dụ minh họa về hàng thừa kế thứ hai

Để giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về hàng thừa kế thứ hai, Luật Ánh Ngọc xin đưa ra 02 tình huống minh họa như sau: 

Giả sử bà B qua đời để lại tài sản là một mảnh đất, một căn nhà và sổ tiết kiệm. Bà B có chồng là ông A và có một người cháu C (10 tuổi) nhưng không may rằng ông A đã qua đời cách đây không lâu. Ngoài ra, bà B cũng còn một người em gái cùng mẹ khác cha. Biết rằng, bà B và ông A không còn cha, mẹ và không có con cái. 

Theo quy định của pháp luật, cả hai người cháu và em gái của bà B đều thuộc hàng thừa kế thứ hai và sẽ cùng nhau hưởng phần di sản mà bà B để lại. Tuy nhiên, người cháu chỉ mới 10 tuổi các giao dịch sẽ do người giám hộ thực hiện cho đến khi cháu C đủ tuổi. 

Ông D qua đời. Con trai ông D đã mất trước đó, để lại hai người con (là cháu nội của ông D). Trong trường hợp này, hai người cháu nội của ông D sẽ là người thuộc hàng thừa kế thứ hai. 

Những ví dụ trên chỉ mang tính chất minh họa, trong thực tế, mỗi trường hợp nhận di sản thừa kế sẽ có nhiều diễn biến, thỏa thuận khác nhau và cần giải quyết cụ thể theo quy định pháp luật. 

Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc khác cần được giải đáp, đừng ngần ngại mà hỏi Luật Ánh Ngọc nhé. 


Bài viết khác