1. Tội phạm là gì?
1.1. Khái niệm
Căn cứ quy định tịa khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015, "tội phạm" được định nghĩa như sau:
Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
1.2. Phân loại tội phạm
Căn cứ vào các yếu tố khác nhau, tội phạm sẽ được chia thành nhiều loại khác nhau, cụ thể như sau:
- Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật Hình sự, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
- Tội phạm ít nghiêm trọng
- Tội phạm nghiêm trọng
- Tội phạm rất nghiêm trọng
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
- Căn cứ vào hình thức lỗi, tội phạm được chia làm 02 loại:
- Tội phạm được thực hiện do cố ý;
- Tội phạm được thực hiện do vô ý.
- Căn cứ vào tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tội phạm được chia làm 03 loại:
- Tội phạm không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
- Tội phạm có tình tiết tăng nặng;
- Tội phạm có tình tiết giảm nhẹ.
- Căn cứ vào loại cấu thành tội phạm, tội phạm được chia làm 02 loại:
- Tội phạm có cấu thành vật chất;
- Tội phạm có cấu thành hình thức.
2. Tội phạm nghiêm trọng là gì?
Căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 9, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), tội phạm nghiêm trọng là loại tội phạm có mức độ nguy hiểm cho xã hội đứng thứ hai, sau tội phạm ít nghiêm trọng. Theo quy định này, dấu hiệu để xác định hành vi vi phạm hình sự thuộc loại tội phạm nghiêm trọng là:
- Có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn;
- Mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù.
Ví dụ 1: Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội cố ý gây thương tích, trong đó, tại khoản 2 quy định như sau:
Có thể thấy, mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội phạm thuộc trường hợp này là 06 năm tù. Do đó, nếu hành vi phạm tội thuộc trường hợp nêu trên thì được xác định là phạm tội nghiêm trọng.
Ví dụ 2: Khoản 2 Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:
Theo quy định trên, mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt này là 07 năm tù. Do đó, nếu hành vi phạm tội thuộc trường hợp nêu trên thì được xác định là phạm tội nghiêm trọng.
3. Phân biệt tội phạm nghiêm trọng với các loại tội phạm khác
Loại tội phạm | Tính chất, mức độ nguy hiểm | Khung hình phạt |
Tội phạm ít nghiêm trọng | tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn | phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm |
Tội phạm nghiêm trọng | tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn | phạt từ trên 03 năm tù đền 07 năm tù |
Tội phạm rất nghiêm trọng | tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn | phạt từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù. |
Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng | tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn | phạt từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình. |
4. Ý nghĩa của việc phân loại tội phạm
Việc này có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo an ninh và trật tự xã hội. Bên cạnh đó giúp cho cơ quan chức năng hiểu rõ hơn về sự phổ biến và mức độ nguy hiểm của các hành vi phạm tội, đánh giá mức độ nghiêm trọng của các tội phạm và áp đặt các hình phạt phù hợp.
Một trong những lý do quan trọng nhất của việc phân loại tội phạm là giúp cho cơ quan chức năng hiểu rõ hơn về sự phổ biến của các tội phạm. Phân loại tội phạm giúp cho các cơ quan chức năng có được cái nhìn tổng thể về tình hình tội phạm, từ đó có thể xác định được các khu vực hoặc đối tượng nào đang gặp nguy cơ cao hơn để triển khai các biện pháp phòng chống tội phạm hiệu quả.
Ngoài ra, việc phân loại tội phạm còn giúp cho cơ quan chức năng đánh giá được mức độ nguy hiểm của các tội phạm. Các tội phạm nghiêm trọng hơn như giết người, cướp bóc hay buôn lậu ma túy sẽ được xếp vào các nhóm tội phạm nghiêm trọng và có mức án nặng hơn so với các tội phạm khác.
Việc phân loại tội phạm còn giúp cho cơ quan chức năng quyết định hình phạt phù hợp với mức độ nghiêm trọng của từng tội phạm. Điều này không chỉ giúp cho việc xử lý các tội phạm được công bằng mà còn giúp cho việc giữ gìn an ninh trật tự xã hội.
Qua bài viết trên, Luật Ánh Ngọc đã gửi tới bạn đọc những thông tin pháp lý quan trọng về Tội phạm nghiêm trọng. Hy vọng bài viết có thể giúp ích cho bạn đọc trong quá trình nghiên cứu pháp luật. Nếu còn vướng mắc hoặc có nhu cầu hỗ trợ, hãy liên hệ với Luật Ánh Ngọc để được hỗ trợ kịp thời.