Luật Ánh Ngọc

Mẫu giấy ghi nợ mới nhất

Tư vấn luật dân sự | 2024-03-06 23:16:11

1. Giấy ghi nợ là gì

Giấy ghi nợ là sự công nhận thoả thuận, mối quan hệ vay và cho vay giữa các bên về việc cho vay tiền.

Giấy ghi nợ, về bản chất cũng là một giao dịch dân sự, nên cũng phải tuân theo các nguyên tắc của một giao dịch dân sự: tự do ý chí, bình đẳng, thiện chí, thoả thuận. Do đó, giấy ghi nợ chỉ được lập khi các bên đã thoả thuận, thống nhất và đồng ý về tài sản cho vay và lãi suất, thậm chí là tài sản thế chấp.

Hiện nay có hai dạng vay nợ: vay không có tài sản bảo đảm và vay có tài sản bảo đảm (hình thức vay mà bên vay lấy một tài sản có gía trị tương đương hoặc lớn hơn số tiền đi vay để làm bảo đảm, thế chấp cho bên cho vay). Ví dụ: A mượn B một số tiền, sử dụng chiếc xe ô tô đứng tên A làm tài sản bảo đảm. Như vậy trong trường hợp A không trả tiền đúng hạn mà không có lý do chính đáng, do sự kiện bất khả kháng không thể lường trước thì chiếc xe ô tô của B sẽ là tài sản thuộc về A và A có thể kiện đòi nếu B không giao quyền sở hữu chiếc xe cho A.

 

Hai dạng vay nợ

Căn cứ vào hai hình thức vay nợ nêu trên, mẫu giấy ghi nợ cũng sẽ có hai dạng khác nhau. Tuy nhiên, cùng phải đảm bảo có những thông tin cơ bản và quan trọng sau: Thông tin của bên cho vay, thông tin bên vay, số tiền cho vay, lãi suất, thời gian và địa chỉ vay, thời gian trả tiền vay, chữ ký các bên,...

Giấy ghi nợ, dù viết tay hay đánh máy, cũng phải có đầy đủ những nội dung trên và phải có chữ ký tay của các bên. Vì về bản chất, giấy ghi nợ là một hình thức của hợp đồng.

2. Mẫu giấy ghi nợ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                                                                 …., ngày …… tháng ….. năm ……

GIẤY GHI NỢ

1/ Thông tin bên vay:

Ông: …. Ngày sinh: ….

CMND số: …. do Công an tỉnh …. cấp ngày…..tháng…..năm…….

Hộ khẩu thường trú: ….

Chỗ ở hiện tại:  ….

Bà: ….. Ngày sinh: ….

CMND số: …. do Công an tỉnh …. cấp ngày …. tháng …năm ….

Hộ khẩu thường trú: …..

Chỗ ở hiện tại: …..

2/ Thông tin bên cho vay:

Ông: ….. Ngày sinh: ….

CMND số: …. do Công an tỉnh …. cấp ngày…..tháng…..năm….

Hộ khẩu thường trú: ….

Chỗ ở hiện tại: ….

Bà: …. Ngày sinh: ….

CMND số: … do Công an tỉnh …. cấp ngày … tháng …. Năm ….

Hộ khẩu thường trú: ….

Chỗ ở hiện tại: ….

3/ Tài sản vay và lãi suất vay:

Bên vay tự nguyện vay của bên cho vay Số tiền là: …. đồng, bằng chữ: …

Với lãi suất: …%/tháng, trong thời hạn … tháng, kể từ ngày: …

4/Tài sản bảo đảm (nếu không có thì bỏ qua mục này): ghi rõ thông tin về tài sản bảo đảm: ví dụ tài sản bảo đảm là mảnh đất thì ghi rõ mảnh đất nào, diện tích bao nhiêu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nào? tài sản bảo đảm là chiếc xe thì ghi rõ chủ sở hữu, số khung, số máy, đăng ký xe,...

5/ Quyền và nghĩa vụ các bên

Bên cho vay (ký ghi rõ họ tên)                               Bên vay (ký ghi rõ họ tên)                    Người làm chứng (ký ghi rõ họ tên)

3. Lưu ý khi viết giấy ghi nợ

Cần lưu ý những điều sau khi viết giấy ghi nợ:

Thứ nhất, thông tin các bên phải rõ ràng, không ghi mơ hồ. Ví dụ bên vay HKTT ở nhà số 1, đường A, huyện B, tỉnh C nhưng đang tạm trú tại số nhà 10, đường X, quận Y, Hà Nội thì phải ghi cả HKTT lẫn địa chỉ tạm trú và phải ghi chi tiết địa chỉ, không nên rút gọn thành quận Y mà bỏ đi số nhà, tên đường.

Thứ hai, giấy ghi nợ được lập thành ba bản, được bên cho vay, bên vay và người làm chứng, mỗi bên giữ một bản để tránh tình trạng giấy ghi nợ bị sửa đổi bởi một bên.

Thứ ba, nên công chứng giấy ghi nợ. Giấy ghi nợ viết tay không cần phải công chứng, nhưng để tạo bảo đảm pháp lý tốt nhất, tránh trường hợp khi có tranh chấp, các bên phải chứng minh về việc vay nợ, mượn tiền, giấy ghi nợ nên được công chứng để bảo đảm tốt quyền lợi của các bên.

4. Lợi ích của việc sử dụng giấy ghi nợ

Giấy ghi nợ sẽ là hành lang pháp lý bảo đảm quyền và lợi ích của các bên tham gia quan hệ vay - mượn.

Lợi ích của giấy ghi nợ với bên cho vay: giấy ghi nợ sẽ ghi rõ số nợ và số lãi suất, tài sản bảo đảm. Nếu trong trường hợp có tranh chấp, kiện cáo, tài sản của bên cho vay sẽ được đảm bảo, bên cho vay không phải mất công chứng minh về số tài sản cho vay.

Lợi ích của giấy ghi nợ đối với bên vay: tránh được những rủi ro như: bên cho vay đặt lãi suất vay quá lớn (Lãi suất do các bên thỏa thuận nhưng không được quá 20%/năm của khoản tiền vay) hoặc bên cho vay nói dối về số tiền cho vay trên thực tế.

Như vậy, giấy ghi nợ chính là cơ sở để giải quyết tranh chấp giữa các bên nếu có xung đột xảy ra.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến giấy ghi nợ. Nếu có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ pháp lý, hãy liên hệ với Luật Ánh Ngọc để được giải đáp và hỗ trợ.


Bài viết khác