Luật Ánh Ngọc

Tội gây rối trật tự công cộng khoản 2 Điều 318 BLHS 2015

Tư vấn luật hình sự | 2024-07-25 17:14:54

1. Tội gây rối trật tự công cộng khoản 2 là gì?

Tội gây rối trật tự công cộng là hành vi gây rối, phá hoại, cản trợ sự bình yên, quy tắc tại nơi công cộng, ví dụ như chống người thi hành công vụ, có hành vi phá rối, cản trở giao thông, phá hoại các công trình công cộng,... Như vậy, tất cả những hành vi xâm phạm đến trạng thái ổn định chung tại nơi công cộng đều là hành vi gây rối trật tự công cộng.

Nếu không coi gây rối trật tự công cộng là tội phạm, sẽ không thể răn đe và bảo vệ an toàn xã hội. Tình trạng hỗn loạn sẽ diễn ra và gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của con người.

Tội gây rối trật tự công cộng khoản 2 Điều 318 BLHS 2015 là tội gây rối trật tự công cộng có những tình tiết tăng nặng như sau:

Ví dụ: A cùng nhiều người khác bàn bạc, lên kế hoạch, cùng nhau biểu tình trái pháp luật, tuyên truyền những thông tin sai lệch trên đường phố. Đây là hình thức đồng phạm vô cùng nguy hiểm bởi tính cấu kết chặt chẽ, có sự phân công từ sự điều khiển của người đứng đầu. Do đó, "có tổ chức" được xem là một tình tiết tăng nặng đối với rất nhiều tội phạm, trong đó có tội gây rối trật tự công cộng.

Ví dụ: A gây cản trở giao thông, cảnh sát giao thông đến ngăn chặn và xử lý thì bạn A là B lao vào đánh cảnh sát giao thông đang thực hiện nhiệm vụ. Đây vừa là hành vi cố ý gây thương tích, vừa là sự chống đối đối với những người thi hành công vụ đang thực hiện quyền lực nhà nước.

Ví dụ: A đã từng gây rối trật tự công cộng và đã bị xử phạt, lại tiếp tục thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng. Việc này cho thấy A không có ý thức ăn năn hối cải, chưa nhận thức được hành vi sai trái, nên cần phải có hình phạt nặng hơn để răn đe, giáo dục.

 06 tình tiết tại khoản 2

Như vậy, khoản 2 Điều 318 BLHS 2015 đã quy định về những tình tiết tăng nặng của hành vi gây rối trật tự công cộng. Bao gồm sáu hành vi mà khi cá nhân, tổ chức có hành vi gây rối trật tự công cộng, kết hợp với tình tiết tăng nặng, thì sẽ thuộc vào tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng tuỳ từng trường hợp.

2. Dấu hiệu định tội của tội gây rối trật tự công cộng

Theo quy định tại Điều 318 BLHS 2015 thì dấu hiệu hậu quả gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội cũng chính là dấu hiệu định tội của tội gây rối trật tự công cộng. Theo đó, dấu hiệu định tội của tội gây rối trật tự công cộng gồm:

Dấu hiệu định tội danh hành vi gây rối trật tự công cộng

* Cấu thành vật chất

+ Hành vi nguy hiểm cho xã hội đó là hành vi gây rối trật tự công cộng.

+ Hậu quả nguy hiểm cho xã hội đó là gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

+ Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả: khi có hành vi gây rối trật tự công cộng dẫn đến tình trạng mất ổn định, hỗn loạn ở nơi công cộng.

+ Địa điểm phạm tội phải là ở nơi “công cộng”.

* Cấu thành hình thức

Người phạm tội có hành vi gây rối trật tự công cộng chưa gây ra hậu quả ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội nhưng trước đó người phạm tội đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này mà chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

- Mặt chủ quan của tội gây rối trật tự công cộng: người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn hậu quả xảy ra.

- Chủ thể của tội gây rối trật tự công cộng là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định tại Điều 12 BLHS 2015.

Như vậy, khi người nào có hành vi gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn công cộng hoặc chưa gây ra hậu quả ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự và an toàn xã hội nhưng trước đó người phạm tội đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này mà chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Điều 318 BLHS 2015.

Xem thêm bài viết tại: Xóa án tích và đương nhiên được xóa án tích trong pháp luật hình sự

3. Hình phạt Tội gây rối trật tự công cộng khoản 2

Khác với hình phạt quy định tại Khoản 1 Điều 318 BLHS 2015 về tội gây rối trật tự công cộng, tội này tại khoản 2 có hình phạt nặng hơn.

Hình phạt tại khoản 1 bao gồm: phạt tiền (từ 5 triệu đến 50 triệu đồng), phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Do tại khoản 1 thì hành vi gây rối trật tự công cộng là những hành vi đơn giản, phạm tội lần đầu, tự phát, không có tổ chức, không sử dụng vũ khí, không chống người thi hành công vụ,...

Còn tại khoản 2, hình phạt được áp dụng là hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Bởi lẽ, những hành vi có những tình tiết tăng nặng đã phân tích ở trên, đều có khả năng gây ra hậu quả khó khắc phục hoặc không thể khắc vụ về vật chất lẫn sức khoẻ, tính mạng con người.

Đó đều là những tình tiết vô cùng nguy hiểm, gây ra sự mất an ninh, an toàn nghiêm trọng hơn so với khoản 1 như việc có vũ khí và chống người thi hành công vụ thì sẽ khó kiểm soát hơn hoặc có tổ chức thì nguy hiểm hơn.

Do đó, hình phạt tại khoản 2 nặng hơn so với khoản 1, nhằm giáo dục, răn đe những người phạm tội và mọi người về mức độ nguy hiểm của hành vi. Hình phạt tương xứng với mức độ phạm tội.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến tội gây rối trật tự công cộng khoản 2 Điều 318 BLHS 2015. Quý khách hàng có thắc mắc hoặc ần hỗ trợ pháp lý, vui lòng liên hệ đến Luật Ánh Ngọc để được hỗ trợ và tư vấn.


Bài viết khác