Luật Ánh Ngọc

Dấu hiệu của hành vi vi phạm hình sự

Tư vấn luật hình sự | 2024-09-23 01:01:49

1. Các dấu hiệu của hành vi vi phạm hình sự

Vi phạm hình sự hay còn gọi là tội phạm được quy định cụ thể tại Bộ luật hình sự. Theo đó, vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến quan hệ xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện.

Một hành vi được xem là hành vi vi phạm hình sự khi có đầy đủ các dấu hiệu sau:

1.1. Là hành vi trái pháp luật nguy hiểm cho xã hội

Hành vi nguy hiểm cho xã hội là những phản ứng, cách thức xử sự của con người của hoạt động của cơ quan, tổ chức được biểu đạt ra bên ngoài gây ra những nguy hiểm hoặc có khả năng gây nguy hiểm cho xã hội.

Hành vi nguy hiểm cho xã hội được thể hiện ở tính chất nguy hiểm và mức độ nguy hiểm:

Như vậy, để xác định hành vi đó có được xem là nguy hiểm cho xã hội hay không, phải xem xét hành vi đó trong mối quan hệ giữa các yếu tố sau:

Cần lưu ý phân biệt hành vi vi phạm pháp luật và hành vi trái pháp luật. Hành vi trái pháp luật nhưng không bị coi là vi phạm pháp luật là những hành vi do những người không có khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi tại thười điểm thực hiện hoặc của người chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý hoặc hành vi được thực hiện do nguyên nhân khách quan và không phải do lỗi của người thực hiện hành vi đó.

Hành vi trái pháp luật có thể được biểu hiện bằng hành động hoặc không hành động:

Hành vi trái pháp luật xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ. Một người thực hiện hành vi trái với đạo đức xã hội, quy định của tổ chức, tập thể nhưng hành vi đó không được quy định trong pháp luật hình sự thì người đó không được xem là vi phạm hình sự và tùy từng trường hợp có thể là vi phạm hành chính hoặc vi phạm kỷ luật.

Mọi hành vi xảy ra đều dẫn đến một hậu quả nhất định. Hậu quả là những thiệt hại về vật chất và tinh thần cho người bị hành vi tác động và xã hội. Hậu quả là thước đo đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi trái pháp luật gây ra.

Tuy nhiên, để xác định hành vi đó có phải là vi phạm hình sự hay không thì phải xác định xem hành vi và hậu quả có mối quan hệ nhân quả với nhau hay không. Nghĩa là hành vi đó có phải là nguyên nhân chính dẫn đến thiệt hại và hậu quả là kết quả tất yếu của hành vi đó gây ra hay không. Mặc dù vậy nhưng pháp luật hiện nay quy định một số trường hợp chủ thể thực hiện hành vi đã được xem là vi phạm hình sự mà không cần xem xét mức độ hậu quả - cấu thành hình thức.

1.2. Chủ thể thực hiện

Theo quy định hiện hành, chủ thể của vi phạm hình sự là cá nhân hoặc pháp nhân thương mại:

Không phải mọi hành vi pháp nhân thực hiện đều là vi phạm hình sự mà chỉ có một số hành vi nhất định được quy định cụ thể tại Điều 76 Bộ luật Hình sự.

Xem thêm: Trách nhiệm và hình phạt của pháp nhân theo quy định pháp luật

1.3. Có tính lỗi

Lỗi là dấu hiệu về tính chủ quan của hành vi vi phạm hình sự, là trạng thái tâm lý, thái độ của chủ thể khi thực hiện hành vi. Một người được xem là có lỗi khi họ tự lựa chọn và quyết định thực hiện hành vi trong khi có đủ điều kiện để lựa chọn và xử sự khác phù hợp với quy định pháp luật.

Trường hợp chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật được quy định trong pháp luật hình sự nhưng xét trong hoàn cảnh thực hiện hành vi, chủ thể không cố ý và vô ý thực hiện hành vi hoặc không nhận thức được hành vi dẫn đến không lựa chọn được cách thức xử sự đúng mực thì có thể xem chủ thể đó không có lỗi và không vi phạm hình sự.

Như vậy, hành vi trái pháp luật phải đi đôi với trạng thái có lỗi thì mới được xem là vi phạm hình sự.

Lỗi bao gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý:

Ngoài ra, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội cũng là hai dấu hiệu quan trọng để xác định trách nhiệm pháp lý của hành vi vi phạm hình sự:

1.4. Khách thể của vi phạm hình sự

Khách thể là những quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ, bị hành vi vi phạm hình sự xâm hại. Khách thể được pháp luật hình sự bảo vệ được quy định thành từng nhóm sau:

1.5. Tính chịu hình phạt

Đây là dấu hiệu bắt buộc của vi phạm hình sự bởi chỉ có hành vi vi phạm hình sự mới phải chịu một biện pháp trừng phạt là hình phạt. Không có vi phạm hình sự thì không có hình phạt.

Trách nhiệm hình sự là biện pháp trừng phạt đối với chủ thể vi phạm hình sự nhằm thể hiện quyền lực nhà nước, có sự răn đe cũng như ngăn chặn, phòng ngừa, cải tạo và giáo dục chủ thể vi phạm hình sự, bảo vệ thể chế xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, nhà nước, bảo vệ trật tự xã hội

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp vi phạm hình sự đều phải chịu hình phạt. Pháp luật quy định một số trường hợp nhất định được miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc miễn chấp hành hình phạt.

Không truy cứu trách nhiệm đối với hành vi được thực hiện bởi chủ thể không có năng lực trách nhiệm hình sự, thực hiện do sự kiện bất khả kháng, phòng vệ chính đáng hoặc trong tình thế cấp thiết.

 

Ví dụ về vi phạm hình sự

Ví dụ về vi phạm hình sự: Hành vi gây rối trật tự công cộng của diễn viên Ngọc Trinh là hành vi vi phạm hình sự:

2. Phân biệt vi phạm hình sự với các loại vi phạm pháp luật khác

Bên cạnh vi phạm hình sự còn có vi phạm hành chính, vi phạm kỷ luật, vi phạm dân sự. Mặc dù đều là các hành vi vi phạm pháp luật nhưng giữa các loại vi phạm trên đều có những điểm khác biệt. Dưới đây là một số điểm khác biệt cơ bản mà độc giả có thể tham khảo:

Điểm phân biệt

Vi phạm hình sự

Vi phạm hành chính

Vi phạm dân sự

Vi phạm kỷ luật

Tính nguy hiểm

Đáng kể

Không đáng kể

Hình thức pháp lý

Quy định trong Bộ luật hình sự

Quy định trọng Luật vi phạm hành chính và Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính 

Quy định trong Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật khác như Luật Sở hữu trí tuệ,...

Quy định tại nội quy, quy chế nội bộ của cơ quan, tổ chức

Hậu quả pháp lý

Hình phạt và chịu án tích

Biện pháp cưỡng chế và không chịu án tích

Bồi thường thiệt hại, tiếp tục thực hiện nghĩa vụ

Hình thức xử lý kỷ luật như khiển trách, cách chức, sa thải,...

Chủ thể thực hiện

Cá nhân

Pháp nhân thương mại

Cá nhân, tổ chức, cơ quan, pháp nhân

Xem thêm bài viết: Sự khác biệt giữa hành vi vi phạm hình sự và vi phạm hành chính

3. Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hình sự có phải bồi thường không?

Bên cạnh việc bị áp dụng hình phạt, chủ thể vi phạm hình sự còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hình sự theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự. Theo đó, hành vi vi phạm hình sự xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì sẽ phải bồi thường. Tùy vào từng đối tượng của thiệt hại mà trách nhiệm bồi thường được quy định khác nhau.

Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện kịp thời, toàn bộ thông qua các hình thức như tiền, hiện vật hoặc thực hiện một công việc trong một lần hoặc nhiều lần. Mức bồi thường có thể được giảm bớt trong trường hợp chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hình sự với lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

Trên đây là 05 dấu hiệu của hành vi vi phạm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu độc giả còn bất kì vấn đề thắc mắc, xin vui lòng phản hồi bên dưới hoặc liên hệ để được hỗ trợ kịp thời.


Bài viết khác