Luật Ánh Ngọc

Lăng mạ xúc phạm người khác bị xử lý như thế nào?

Tư vấn luật hình sự | 2024-10-13 20:21:16

1. Thế nào là lăng mạ, xúc phạm người khác?

Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có khái niệm quy định cụ thể về lăng mạ, xúc phạm người khác. Tuy nhiên, lăng mạ xúc phạm người khác có thể hiểu là hành vi dùng lời nói để nhục mạ nhằm làm giảm uy tín, ây thiệt hại về nhân phẩm, danh dự của người khác.

Xét về khía cạnh pháp luật, hành vi lăng mạ, xúc phạm người khác được coi là một hành vi thuộc tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm theo quy định của Bộ luạt Hình sự 2015. 

2. Lăng mạ xúc phạm người khác bị xử lý như thế nào?

Chế tài xử phạt lăng mạ xúc phạm

Hành vi lăng mạ, xúc phạm người khác hiện nay là tội đã được quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật. Vì vậy, tùy vào mức độ của hành vi phạm tội mà sẽ có những chế tài xử lý khác nhau. Cụ thể, các chế tài để xử lý hành vi này bao gồm:

- Chế tài hành chính:

Hành vi lăng mạ xúc phạm người khác có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng với hành vi có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP

- Chế tài dân sự:

Theo Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015, người lăng mạ, xúc phạm người khác phải chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người người bị xâm phạm. Việc bồi thường đó phải bao gồm:

+ Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; thiệt hại khác do pháp luât quy định; mức bù đắp tổn thất tinh thần do các bên thỏa thuận.

+ Người xúc phạm, lăng mạ người khác có thể phải đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai nếu có yêu cầu từ người bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm. 

- Chế tài hình sự:

Đối với những hành vi lăng mạ xúc phạm người khác mang tính chất nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự. Và tùy vào mức độ vi phạm sẽ có những mức hình phạt như sau:

+ Phạt cảnh cáo

+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng 

+ Phạt cải tạo không giam giữ

+ Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với: Phạm tội 2 lần trở lên; đối với 2 người trở lên; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; đối với người đang thi hành công vụ;....

+ Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm đối với: Gây rối loạn tâm thần va fhành vi của nạn nhân mà tỷ lệ thương tổn cơ thể 61% trở lên; làm nạn nhân tự sát.

+ Bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 

3. Một số câu hỏi thường gặp

3.1. Cách xử lý khi bị lăng mạ xúc phạm? 

Khi bị lăng mạ, xúc phạm, người bị xúc phạm, lăng mạ hoàn toàn có thể có những cách xử lý khác nhau như: Phản biện lại sự lăng mạ, xúc phạm; nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh;... Tuy nhiên, cách xử lý tốt nhất khi bị lăng mạ, xúc phạm là tìm đến sự bảo vệ của pháp luật. 

Cụ thể, khi bị lăng mạ, xúc phạm, người bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm có thể viết đơn kiện người thực hiện hành vi lăng mạ, xúc phạm với mình. Đơn kiện đối với hành vi này cần lưu ý đảm bảo một số nội dung cơ bản sau:

- Cơ quan tiếp nhận đơn tố cáo

- Thông tin của bên tố cáo và bên bị tố cáo, bao gồm: Họ và tên; tuổi; giới tính; địa chỉ; số căn cước công dân;...

- Nội dung tố cáo

- Yêu cầu của người tố cáo 

- Chứng cứ kèm theo (nếu có)

- Lời cam đoan thông tin tố cáo là sự thật

- Chữ ký xác nhận của người tố cáo

Ngoài ra, khi viết đơn kiện, người tố cáo cần phải lưu ý trình bày nội dung đơn kiện một cách rõ ràng, khoa học, cần miêu tả rõ ràng hành vi lăng mạ xúc phạm cụ thể theo trình tự, thể hiện rõ mức độ xúc phạm và các tổn thất của người bị lăng mạ, xúc phạm. 

3.2. Phân biệt lăng mạ, xúc phạm với góp ý tích cực?

Lăng mạ, xúc phạm người khác và góp ý tích cực với người khác đều là những hành động có chung một cách thức thực hiện là chỉ ra lỗi sai, khuyết điểm, điều xấu của người khác. Tuy nhiên hai hành động này lại có sự khác nhau rõ rệt về mục đích và mức độ xâm phạm người khác:

- Về mục đích:

+ Góp ý tích cực mang một ý nghĩa vô cùng tốt khi chỉ ra lỗi sai, khuyết điểm của người khác nhằm thể hiện thiện chí giúp người khác sửa sai và khắc phục khuyết điểm đó. Đây là hành động mang tính xây dựng và mang lại điều tốt cho người được góp ý. 

+ Còn lăng mạ, xúc phạm người khác lại là việc chỉ ra lỗi sai để nhằm chỉ trích, hạ nhục và xúc phạm người khác. Đây là hành vi nhằm hạ thấp uy tín, danh dự của người bị lăng mạ, xúc phạm. Hành vi này không mang tính xây dựng mà chỉ thực hiện để hướng tới mục đích công kích, hủy hoại nhân phẩm của người khác. 

- Về mức độ:

+ Góp ý tích cực là hành động chỉ ra lỗi sai, khuyết điểm một cách nhẹ nhàng, mềm mỏng

+ Còn lăng mạ, xúc phạm là hành động thể hiện lời nói một cách nặng nề, không tốt đẹp và có thể có những hành động nghiêm trọng hơn để xúc phạm nhân phẩm , danh dự như: chửi bới, đánh đập, đe dọa,...


Bài viết khác