Luật Ánh Ngọc

Tội ăn cắp theo quy định của Bộ luật Hình sự

Tư vấn luật hình sự | 2024-10-13 20:13:44

1. Ăn cắp được hiểu như nào?

"Ăn cắp" (hay còn gọi là ăn trộm, trộm cắp) là hành vi mà một hay một nhóm người dùng cách lén lút, bí mật để chiếm đoạt tài sản của người khác. 

Tài sản bị ăn cắp có thể là tiền bạc, đồ vật, vật nuôi, ...

Cần lưu ý rằng, tuy từ "ăn cắp" (hay ăn trộm, trộm cắp) và "ăn cướp" đôi khi được sử dụng chung, nhưng chúng có ngữ nghĩa khác nhau. Trong đó, "ăn cắp" thường ám chỉ hành vi chiếm đoạt tài sản một cách lén lút, trong khi "ăn cướp" thường liên quan đến việc sử dụng vũ lực để chiếm đoạt tài sản.

Xem thêm bài viết: Trộm cắp tài sản bao nhiêu thì bị đi tù? Khung xử phạt như thế nào?

2. Quy định về tội ăn cắp theo quy định của Bộ luật Hình sự

Ăn cắp” là cách gọi phổ biến của người dân để chỉ hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách lén lút. Tuy nhiên, trong Bộ luật Hình sự không có tội “ăn cắp” mà thay vào đó là tội “trộm cắp tài sản” được quy định tại Điều 173.

2.1. Cấu thành tội phạm

Ví dụ, trên màu chuyến xe bus đông đúc, A nhìn thấy B để ví ở túi quần đằng sau và B đang nói chuyện với người khác. Thấy vậy, A đã tiến lại gần, lợi dụng sơ hở thò tay lấy trộm chiếc ví của B.

Lưu ý: Chỉ khi giá trị tài sản bị trộm cắp từ 2.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội trộm cắp tài sản; nếu giá trị tài sản bị trộm cắp dưới 2.000.000 đồng thì cần phải có các điều kiện khác để xác định xem người thực hiện hành vi này sẽ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự hay chỉ phải chịu trách nhiệm hành chính.

2.2. Trách nhiệm hình sự

Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 (được sửa đổi năm 2017), được quy định cụ thể như sau:

Khung 1: Người nào thực hiện hành vi trộm cắp tài sản của người khác, có giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, sẽ bị xử phạt cải tạo không giam giữ trong khoảng thời gian từ 06 tháng đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

Khung 2: Phạm tội trong một trong các trường hợp sau đây sẽ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

Khung 3: Phạm tội trong một trong các trường hợp sau đây sẽ bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

Khung 4: Phạm tội trong một trong các trường hợp sau đây sẽ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

Hình phạt bổ sung: Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

3. Giải đáp thắc mắc

3.1. Ăn cắp vặt có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Hành vi ăn cắp vặt có thể bị xử phạt hành chính hoặc hình sự

Ăn cắp vặt là một dạng của trộm cắp tài sản, hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc hình sự tùy thuộc vào giá trị của tài sản và các điều kiện cụ thể.

3.2. Người dưới 18 tuổi ăn cắp có bị đi tù không?

Theo quy định tại Bộ luật Hình sự trên nếu người dưới 18 tuổi phạm Tội trộm cắp tài sản thì sẽ xử lý như sau:

Như vậy, người dưới 18 tuổi trộm cắp tài sản vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị phạt tù.


Bài viết khác