1. Hai khung hình phạt tội trộm tài sản
Trộm cắp tài sản là hành vi lén lút, bí mật chiếm đoạt, chuyển dịch bất hợp pháp tài sản đang do người khác quản lý thành tài sản của mình với ý thức không để cho người đang quản lý biết trong lúc hành động.
Từ khái niệm về tội phạm chung được quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự và khái niệm về hành vi trộm cắp tài sản, chúng ta có thể hiểu, tội trộm cắp tài sản là tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý xâm phạm đến quyền sở hữu về tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khác.
Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định 02 khung hình phạt tội trộm cắp tài sản như sau:
1.1. Khung hình phạt cơ bản
Khung hình phạt cơ bản là khung hình phạt đối với hành vi thỏa mãn cấu thành tội phạm cơ bản, không có các tình tiết tặng nặng trách nhiệm hình sự. Khung hình phạt cơ bản của tội này được quy định tại khoản 1 Điều 173, theo đó nếu hành vi phạm tội thỏa mãn hoặc thuộc một trong các trường hợp định khung tăng nặng đã phân tích ở trên thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
1.2. Khung hình phạt tăng nặng
Quy định về tội này gốm 03 khung hình phạt tăng nặng, quy định lần lượt tại khoản 2, 3, 4 Điều 173:
- Khung tại khoản 2: phạt tù từ 02 đến 07 năm. Khung này được áp dụng đối với những hành vi có một trong các dấu hiệu:
- Phạm tội có tổ chức;
- Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
- Phạm tội mà chiếm đoạt tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Phạm tội mà dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
- Hành hung để tẩu thoát;
- Tài sản là bảo vật quốc gia;
- Tái phạm nguy hiểm.
- Khung hình phạt tại khoản 3: phạt tù từ 07 năm đến 15 năm. Khung này sẽ được áp dụng đối với các hành vi như sau:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
- Khung hình phạt tại khoản 4: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, được áp dụng khi người phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp của đất nước.
2. Hình phạt bổ sung
Đối với tội trộm cắp tài sản, ngoài bị áp dụng các các khung hình phạt tội trộm cắp tài sản nêu trên thì người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào Tòa án cũng áp dụng hình phạt bổ sung này đối với người phạm tội mà phải căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và tình hình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động giá cả trên thị trường để đánh giá xem người phạm tội có tiền để thi hành cái hình phạt này không thì tòa án mới áp dụng và mới đạt được mục đích của hình phạt.
Ví dụ, A trộm cắp xe máy của C nhân lúc C vào trong nhà mà xe vẫn để ngoài cổng. Sau khi bị bắt và điều tra cho thấy gia đình A có hoàn cảnh rất khó khăn, do bị bệnh nặng cần tiền cứu chữa gấp nên A mới nảy sinh ý định là trộm cắp tài sản đi bán, khi đi ngang qua nhà C thì thấy C chạy vào nhà, khóa vẫn cắm trong ổ khóa nên A đã quyết định trộm xe.
Xe của C trị giá là 20.000.000 đồng, với trường hợp này, xét thấy không thể áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền với A, bởi vì hoàn cảnh khó khăn, hành vi của A cũng mang tính chất nhất thời, quá trình điều tra đã ăn năn hối cải, và kể cả áp dụng thì A sẽ không có khả năng thực hiện, Tòa án sẽ phải xem xét các yếu tố này để ra quyết định có hay không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người phạm tội.
3. Các tình tiết định khung hình phạt tội trộm tài sản
3.1. Tình tiết định khung hình phạt cơ bản
Tình tiết định khung hình phạt cơ bản của tội trộm cắp tài sản được quy định tại khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, gồm:
- Trị giá tài sản trộm cắp được của người khác là 2.000.000 đồng
- Trị giá tài sản dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà chưa được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi chiếm đoạt tài sản khác như cướp tài sản, trộm cắp tài sản, tham ô tài sản,…mà còn vi phạm.
- Đã bị kết án về tội này, các tội quy định tại các điều 169, 170, 171, 172, 174, 175, 290 Bộ luật hình sự 2015 mà chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ. Ví dụ: gia đình A có 3 người, cả nhà chỉ có một cái xe đạp, hàng ngày, A dùng xe này để đi nhặt, thu mua sắt vụn về bán lại để kiếm tiền sinh hoạt cho gia đình hàng ngày. Mắc dù giá trị của xe này không đến 2.000.000 nhưng nếu người nào trộm cắp nó thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Tài sản là di vật, cổ vật. Di vật được hiểu là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ 100 năm tuổi trở lên.
3.2. Tình tiết định khung tăng nặng
Ngoài các tình tiết định khung cơ bản, Bộ luật hình sự còn quy định cụ thể thêm các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng, gồm:
- Phạm tội có tổ chức: tức là thực hiện hành vi trộm cắp tài sản và có người khác cùng nhau thực hiện hành vi đó;
- Trị giá tài sản chiếm đoạt được từ 50.000.000 đồng trở lên. Đây có thể là trộm 01 lần hoặc từ 02 lần trở lên, những trường hợp đó chưa bị xử lý hình sự, chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và được đưa ra xét xử cùng một lúc và tổng trị giá tài sản từ 500 triệu trở lên;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm: tức là dùng các thủ đoạn tinh vi để che giấu hành vi phạm tội. Ví dụ: D vì muốn chiếm đoạt tài sản là chiếc kiềng vàng của chị H đã mua một chiếc giả thay thế vào vị trí của chiếc thật để chị H không phát hiện;
- Hành hung để tẩu thoát: là trường hợp là người phạm tội đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện và bị bắt giữ, đuổi bắt và đã có các hành vi để chống trả lại như đánh, chém, bắn, xô ngã,…để trốn chạy khỏi sự bắt giữ;
- Tài sản là bảo vật quốc gia: là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặt biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, văn hóa, khoa học;
- Tái phạm nguy hiểm: đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà trộm cắp tài sản thuộc trường hợp nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý hoặc đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội;
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh: là việc lợi dụng các sự kiện tự nhiên như bão lũ, động đất, hỏa hoạn hoặc lợi dụng tình trạng bệnh truyền nhiễm có số lượng người mắc lớn chẳng hạn như dịch bệnh COVID,…
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp: tức là lợi dụng tình trạng đất nước đang có chiến tranh để phạm tội hoặc tình trạng đất nước, khu vực, địa phương cần áp dụng các biện pháp cấp bách do thảm họa, thiên tai, dịch bệnh hoặc khi có tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội để phạm tội;
- Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp: tức là phạm tội này 05 lần trở lên và người phạm tội lất khoản lợi bất chính thu được từ việc phạm tội làm nguồn sống chính;
Xem thêm: Khung hình phạt tội lợi dụng lòng tin lừa đảo chiếm đoạt tài sản
4. Ví dụ bản án về tội trộm cắp tài sản
Bản án 98/2022/HS-ST ngày 14/04/2022 Của Tòa án nhân dân Thành Phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương
Nội dung vụ án:
Khoảng 12 giờ 30 phút ngày 11/11/2021, Trần Quốc T điều khiển xe mô tô đi đến địa chỉ số 108B/2, khu phố 1B, phường An Phú, thành phố Thuận An thì phát hiện bên trong tiệm tạp hóa bà Trần Thị H đang nằm ngủ, trên kệ có để 01 xô nhựa đựng số tiền 870.000 đồng nên nảy sinh ý định chiếm đoạt.
T dựng xe mô tô bên đường, đi bộ vào trong tiệm tạp hóa lấy cái xô đựng tiền cầm trên tay đi ra ngoài treo lên ba ga xe mô tô. Khi T vừa ngồi lên xe chuẩn bị điều khiển bỏ chạy thì ông Trần Văn S là em ruột bà H phát hiện truy hô và bị bắt giữ báo cho Công an phường An Phú.
Kết quả xét xử: Xử phạt bị cáo Trần Quốc T 01 (Một) năm tù, thời hạn tù tính từ ngày 11/11/2021.
>>> TÌM HIỂU THÊM: Tội ăn cắp theo quy định của Bộ luật Hình sự
5. Giải đáp một số thắc mắc
5.1. Trộm cắp bao nhiêu thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Căn cứ Khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự, nếu chiếm đoạt được tài sản trị giá từ 2.000.000 trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra căn cứ và giá trị tinh thần khác của tài sản thì việc chiếm đoạt tài sản dưới 2.000.000 đồng cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu hình phạt thích đáng.
5.2. Trộm cắp tài sản phạt bao nhiêu năm tù?
Như đã phân tích ở trên, tuỳ thuộc vào giá trị tài sản trộm cắp và mức độ nguy hiểm của hành vi, người thực hiện hành vi trộm cắp có thể bị xử phạt với mức phạt cao nhất là 20 năm tù.
5.3. Trộm cắp tài sản khi chưa đủ 18 tuổi có bị đi tù không?
Căn cứ theo Điều 12 Bộ luật Hình sự, người thực hiện trộm cắp tài sản khi chưa đủ 18 tuổi vẫn có thể bị đi tù nếu thuộc trường hợp sau:
-
Người phạm tội đã đủ 16 tuổi trở lên;
-
Người phạm tội từ đủ 14 tuổi - dưới 16 tuổi trộm cắp tài sản thuộc trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
Người chưa đủ 14 tuổi phạm tội thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tức là sẽ không bị phạt tù.
Trên đây là những tư vấn của Luật Ánh Ngọc về hai khung hình phạt tội trộm tài sản. Có thể thấy, hành vi trộm cắp là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được pháp luật trừng trị nghiêm khắc đối với người phạm tội thể hiện qua hai khung hình phạt, trong đó, mức cao nhất của khung hình phạt là từ 12 năm đến 20 năm tù.