Luật Ánh Ngọc

Tiêu chí xin C/O cho hàng xuất khẩu sang Mỹ

Pháp lý doanh nghiệp | 2024-04-03 11:02:45

1. C/O và vai trò của C/O đối với hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ

C/O hay còn gọi là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản có giá trị pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với hàng hóa xuất khẩu sang nước ngoài nhằm mục đích chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.

Thông qua giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, thương nhân không chỉ có căn cứ xác định xuất xứ hàng hóa mà còn có thể:

Hiện nay, đối với thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam thực hiện xin C/O cho hàng xuất khẩu sang Mỹ theo mẫu B và được cấp bởi Liên đoàn Thương Mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI.

2. Khi xin C/O cho hàng xuất khẩu sang Mỹ phải đáp ứng tiêu chí gì?

 

Khi xin CO cho hàng xuất khẩu sang Mỹ phải đáp ứng tiêu chí gì

Tương tự như hàng hóa xuất khẩu sang các nước khác, trước khi "xin cấp C/O cho hàng xuất khẩu sang Mỹ", hàng hóa đó phải đáp ứng được một trong các tiêu chí xuất xứ hàng hóa thì mới được cấp C/O bao gồm: tiêu chí xuất xứ thuần túy (WO) và tiêu chí xuất xứ không thuần túy (tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa, tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực)

2.1. Tiêu chí xuất xứ thuần túy

Hàng hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ thuần túy (Wholly Obtained -WO) là hàng hóa có xuất xứ thuần túy được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ, bao gồm:

Để có thể xác định hàng hóa có đáp ứng được tiêu chí này hay không, thương nhân cần có bảng kê thu mua có xác nhận của địa phương nơi mà hàng hóa được nuôi trồng, đánh bắt hay sản xuất.

2.2. Tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa

Căn cứ theo Khoản 9 Điều 4 Nghị định 31/2018/NĐ-CP, chuyển đổi mã số hàng hóa là sự thay đổi về mã số HS của hàng hóa được tạo ra ở một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ trong quá trình sản xuất từ nguyên liệu không có xuất xứ của nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ này. 

Tiêu chí chuyển đổi mã HS (Change in Tariff Classification – CTC) là tiêu chí áp dụng đối với nguyên liệu không có xuất xứ, thể hiện bằng sự thay đổi về mã HS của hàng hóa ở cấp 2 số, bốn số hoặc 6 số so với mã HS của nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ (bao gồm nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu không xác định được xuất xứ) dùng để sản xuất ra hàng hóa đó:

Bên cạnh ba tiêu chí xuất xứ hàng hóa trên, tiêu chí SP là một tiêu chí thường áp dụng cho hàng hóa là dệt may. Theo đó, hàng hóa xuất khẩu phải đáp ứng được yêu cầu về công đoạn gia công, chế biến hàng hóa cụ thể, đơn giản tại một nước thì mới được coi là hàng hóa có xuất xứ.

2.3. Tiêu chí tỷ lệ phần trăm LVC

LVC là tên viết tắt của Local Value Content – tiêu chí hàm lượng giá trị nội địa được xác định bằng tỷ lệ phần trăm mà hàng hóa phải đạt được thì mới được xem là hàng hóa có xuất xứ. Tùy thuộc vào từng loại hàng hóa mà tỷ lệ LVC khác nhau.

Có hai cách tính LVC:

Trong đó,

3. Một số câu hỏi liên quan đến xác định tiêu chí C/O

 

Một số câu hỏi liên quan đến xác định tiêu chí C/O

3.1.  Trường hợp mã HS của hàng hóa trùng với mã nguyên liệu thì hàng hóa đó có xuất xứ không?

Trường hợp hàng hóa không thỏa mãn một trong ba tiêu chí chuyển đổi mã số HS nhưng tỷ lệ phần trăm nguyên liệu trùng mã HS đáp ứng quy tắc tỷ lệ không đáng kể - De Minimis (DMI) thì vẫn được xem là hàng hóa có xuất xứ. Căn cứ theo Nghị định 31/2018/NĐ-CP, tỷ lệ DMI là 15%.

3.2. Quy trình, thủ tục xin C/O cho hàng xuất khẩu sang Mỹ như thế nào?

Thủ tục xin cấp C/O bao gồm các bước sau:

Xem thêm bài viết: Dịch vụ xin cấp C/O cho hàng xuất khẩu sang Mỹ

Như vậy, trước khi xin C/O cho hàng xuất khẩu sang Mỹ, thương nhân phải kiểm tra hàng xuất khẩu có đáp ứng được một trong các tiêu chí xuất xứ hàng hóa (WO, CTC hoặc LVC) hay không. Trường hợp không đáp ứng được tiêu chí trên đồng nghĩa với việc hàng hóa đó không được cấp C/O.


Bài viết khác