Luật Ánh Ngọc

Những điều bạn cần biết trước khi xin C/O cho hàng xuất khẩu sang Mỹ

Pháp lý doanh nghiệp | 2024-04-03 11:22:42

1. C/O là gì?

C/O là tên viết tắt của Certificate of Origin – Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Căn cứ theo Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ chỉ rõ nguồn gốc của hàng hóa đó.

Xuất xứ hàng hóa là hoạt động của một nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc là nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.

Theo pháp luật hiện hành có rất nhiều loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Tuy nhiên, dựa vào tính chất ưu đãi thuế thì có hai loại C/O:

Hiện nay, C/O không ưu đãi chỉ có C/O mẫu B, C/O mẫu ICO (hàng hóa là cà phê theo quy định của Tổ chức Cà phê quốc tế), C/O mẫu Turkey (áp dụng hàng hóa xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ), C/O mẫu DA59 (áp dụng cho nước Nam Phi), C/) mẫu Peru (áp dụng cho Peru).

2. Sử dụng C/O form gì cho hàng xuất khẩu sang Mỹ?

 

Sử dụng C/O form gì cho hàng xuất khẩu sang Mỹ

Theo quy định của Hoa Kỳ, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là một chứng từ tham khảo và không bắt buộc trong hồ sơ khi nhập khẩu hàng hóa phải có C/O.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp đều xin C/O cho hàng xuất khẩu sang Mỹ nhằm mục đích xác định nguồn gốc xuất xứ hàng hóa từ Việt Nam và thiết lập biện pháp, công cụ của chính sách thương mại.

Căn cứ theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP quy định về xuất xứ hàng hóa, đối với hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ, chứng nhận xuất xứ hàng hóa được sử dụng đối với hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ là C/O mẫu B.

3. Xin cấp C/O cho hàng xuất khẩu sang Mỹ cần đáp ứng tiêu chí nào?

 

Xin cấp C/O cho hàng xuất khẩu sang Mỹ cần đáp ứng tiêu chí nào

Căn cứ theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP, để được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O, hàng hóa đó phải đáp ứng được một trong các tiêu chí xuất xứ hàng hóa, gồm tiêu chí xuất xứ hàng hóa thuần túy (WO), tiêu chí chuyển đổi mã HS (CTC), tiêu chí SP và tiêu chí giá trị hàm lượng khu vực (RVC)

3.1. Tiêu chí xuất xứ thuần túy (WO)

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa, hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chuẩn xuất xứ thuần túy gồm các hàng hóa sau đây được sản xuất toàn bộ, nội địa tại nước thành viên:

Ví dụ: cà phê, hoa quả, lúa, gỗ

3.2. Tiêu chí chuyển đổi mã số HS

Trong trường hợp hàng hóa không phải là hàng hóa xuất xứ thuần túy, khi đó, để xác định xuất xứ của hàng hóa thì sẽ sử dụng tiêu chí chuyển đổi mã hàng hóa áp dụng đối với nguyên liệu không có xuất xứ.

Để được xác định là hàng hóa có xuất xứ, hàng hóa xuất khẩu phải đáp ứng được 3 tiêu chí gồm tiêu chí chuyển đổi mã số HS cấp độ chương (CC), tiêu chí chuyển đổi mã số HS cấp độ nhóm (CTH), tiêu chí chuyển đổi mã số HS cấp độ phân nhóm (CTSH).

Ví dụ: Hàng hóa thành phẩm có mã HS: 8538.9090 trong đó có nguyên liệu không có xuất xứ có mã HS 5920.2000 và 3919.9099.

Để có thể đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa HS (CTC) thì hàng hóa phải thỏa mãn đồng thời cả ba tiêu chí CC, CTH và CTSH. Vậy trong trường hợp hàng hóa thành phẩm không đáp ứng được một trong ba tiêu chí trên thì để xác định xuất xứ cần tính tỷ lệ phần trăm nguyên liệu có mã HS trùng với thành phẩm có vượt quá phần trăm pháp luật quy định không. Tỉ lệ phần trăm này được gọi là tiêu chí DMI.

DMI là tiêu chí phụ chỉ áp dụng trong trường hợp mã HS của nguyên liệu bị trùng với sản phẩm. Tùy thuộc vào từng loại C/O mà pháp luật quy định tỷ lệ này khác nhau. Thông thường tỷ lệ này là 10% hoặc 15%. Trong trường hợp tỷ lệ này thõa mãn tiêu chí DMI thì hàng hóa đó vẫn được xem là có xuất xứ.

3.3. Tiêu chí SP

Tiêu chí SP là tên viết tắt của tiêu chí quy trình sản xuất cụ thể - Specific Process, trong đó yêu cầu nguyên liệu không có xuất xứ phải trải qua một quá trình sản xuất, gia công hoặc chế biến cụ thể, đơn giản tại một nước thành viên FTA thì thành phẩm mới được coi là có xuất xứ.

Thông thường, tiêu chí này thường áp dụng với hàng hóa dệt may.

3.4. Tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực RVC

Tiêu chí RVC là tên viết tắt của tiêu chí Regional Value Content là tỷ lệ phần trăm mà hàng hóa cần phải đạt được nếu muốn đáp ứng được tiêu chí được coi là hàng hóa có xuất xứ. Tùy vào mỗi FTA sẽ quy định RVC khác nhau. Hiện nay, hầu hết RVC được xác định là 40% thì đã thỏa mãn hàng hóa có xuất xứ.

Trong trường hợp hàng hóa không đáp ứng được quy tắc xuất xứ thuần túy WO hoặc không đáp ứng được các tiêu chí chuyển đổi mã HS thì sẽ xác định bằng tiêu chí RVC.

Tuy nhiên, cần phân biệt tiêu chí WO và RVC 100%:

4. Thủ tục xin cấp C/O cho hàng xuất khẩu sang Mỹ

Để hàng hóa có thể xuất khẩu được sang Mỹ phải trải qua một quá trình và có sự tham gia của nhiều bên, đặc biệt, giai đoạn xin cấp C/O cho hàng xuất khẩu sang Mỹ là giai đoạn mất nhiều thời gian và phức tạp nhất. Việc không xác định được đúng mẫu C/O hay xác định sai tiêu chí C/O chính là nguyên nhân hàng hóa không thể xuất khẩu.

Trước khi cấp C/O bên cạnh việc xác định và chuẩn bị mẫu C/O thì cũng cần xem xét thương nhân xin cấp C/O lần đầu hay cấp lại. Bởi quá trình cấp C/O lần đầu thường phức tạp và kéo dài hơn do cần thực hiện đăng ký thương nhân.

Quá trình xin cấp C/O được thực hiện như sau:

Bước 1: Khai báo hồ sơ đăng ký thương nhân lần đầu. Hồ sơ đăng ký thương nhân lần đầu gồm:

Sau khi chuẩn bị hồ sơ, thương nhân khai báo và đính kèm hồ sơ đăng ký qua Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Trường hợp không thể đăng ký hồ sơ điện tử, thương nhân có thể nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp tại VCCI.

Bước 2: Sau khi hồ sơ đăng ký thương nhân được duyệt và thông qua, thương nhân tiến hành đề nghị cấp C/O. Hồ sơ xin cấp C/O gồm:

Bước 3: Nộp hồ sơ tại Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Bước 4: VCCI kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.

Sau khi hồ sơ hợp hệ, cán bộ VCCI sẽ kiểm tra thêm, nhập dữ liệu và trình người có thẩm quyền ký cấp C/O.

Bước 5: Cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O

5. Xử phạt liên quan đến việc xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

 

Xử phạt liên quan đến việc xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Có thể thấy thủ tục xin C/O cho hàng xuất khẩu sang Mỹ khá phức tạp, đặc biệt là việc xác định chính xác tiêu chí xuất xứ hàng hóa. Vì vậy, để tránh gian lận trong quá trình xin cấp C/O, pháp luật hiện hành đã quy định mức xử phạt đối với các hành vi liên quan đến quá trình xin cấp C/O.

Căn cứ theo Điều 44 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:

Ngoài ra, người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại C/O bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

6. Dịch vụ xin cấp C/O cho hàng xuất khẩu sang Mỹ tại Luật Ánh Ngọc

Là một trong những công ty uy tín hàng đầu trong lĩnh vực pháp lý liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu, Luật Ánh Ngọc cam kết mang đến dịch vụ xin cấp C/O cho hàng xuất khẩu sang Mỹ trọn gói, uy tín, tiết kiệm chi phí và thời gian cho thương nhân xuất khẩu.

Tại Luật Ánh Ngọc, Quý khách hàng sẽ được trải nghiệm dịch vụ một cách toàn diện từ giai đoạn khai báo hồ sơ đăng ký thương nhân đến khi hoàn tất quá trình xin cấp C/O cho quý khách hàng đảm bảo quá trình xin cấp C/O thuận lợi, nhanh chóng, giải quyết nhanh gọn để từ đó mang lại cho lợi ích tốt nhất cho khách hàng.

7. Giải đáp thắc mắc liên quan đến xin cấp C/O cho hàng xuất khẩu sang Mỹ

7.1. Thời điểm nào nên xin C/O cho hàng xuất khẩu sang Mỹ

Bởi vì thông tin trên C/O cần có sự đồng nhất với các chứng từ hàng hóa khác, đặc biệt là thông tin trên vận đơn. Do đó, khuyến khích thương nhân nên xin cấp C/O sau ngày tàu chạy một ngày để đảm bảo xác định chắc chắn ngày tàu chạy, tránh thông tin khác với thông tin trên vận đơn khiến thương nhân nhập khẩu khó sử dụng C/O.

7.2. Những lưu ý gì khi xin C/O cho hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ?

Trước khi xin C/O cần xác định chính xác tiêu chí xuất xứ mà hàng hóa xuất khẩu yêu cầu. Để có thể xác định chính xác tiêu chí xuất xứ hàng hóa, cần xác định đúng mã HS của hàng hóa.

Sau khi xác định đúng mã HS của hàng hóa thì cần tra cứu mặt hàng đó có yêu cầu về quy tắc cụ thể mặt hàng PSR hay không.

Trên đây là toàn bộ những điều bạn cần biết trước khi xin C/O cho hàng xuất khẩu sang Mỹ. Do thị trường xuất khẩu của Mỹ mang tính nhạy cảm cao, do đó trong quá trình xin cấp C/O, thương nhân cần lưu ý để có thể xác định chính xác mẫu C/O và tiêu chí xuất xứ để quá trình xuất khẩu được thuận lợi.


Bài viết khác