Luật Ánh Ngọc

Những doanh nghiệp nào nên sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên

Pháp lý doanh nghiệp | 2024-05-31 16:22:10

Xem video tổng hợp bài viết

 

1. Tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp là gì?

Hoạt động “tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp” có thể hiểu là hoạt động của luật sư nhằm hướng dẫn, đưa ra những ý kiến, giải đáp hoặc thực hiện soạn thảo, rà soát các văn bản liên quan đến vấn đề pháp lý của doanh nghiệp.

Tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi doanh nghiệp, hình thức tư vấn pháp lý thường xuyên có những nội dung tư vấn khác nhau nhưng đều bao gồm các nội dung chính sau:

Ngoài ra, tư vấn pháp lý thường xuyên còn có thể tư vấn các vấn đề liên quan đến cơ cấu doanh nghiệp như chia tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, thực hiện các thủ tục hành chính khác,….

Xem thêm bài viết: Nội dung hoạt động tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp

2. Doanh nghiệp nào phù hợp sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên?

 

Doanh nghiệp nào phù hợp sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên

Bất kể doanh nghiệp nào khi thành lập hoặc trong quá trình hoạt động cũng đều quan tâm đến các vấn đề pháp lý xoay quanh hoạt động kinh doanh của mình như quản trị doanh nghiệp, thủ tục pháp lý… bên cạnh hoạt động kinh doanh tạo ra lợi nhuận kinh tế.

Do đó, hình thức tư vấn pháp lý thường xuyên trở thành một giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật bởi tính hiệu quả của hình thức này.

Vậy những doanh nghiệp nào nên sử dụng hình thức tư vấn pháp lý thường xuyên?

2.1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, nhỏ hoặc vừa.

Có thể thấy, doanh nghiệp vừa và nhỏ có hạn chế về quy mô, cơ cấu tổ chức, và có nguồn lực cũng chưa đủ lớn để có thông tin pháp lý, kiến thức pháp lý phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.

Mặt khác, một số doanh nghiệp còn hạn chế về kiến thức pháp lý, một số doanh nghiệp đi lên từ mô hình sản xuất nhỏ, không được đào tạo hoặc bồi dưỡng bài bản về kiến thức pháp luật, thường làm việc theo cảm tính và thói quen.

Đây cũng là lý do mà hiện nay, Nhà nước ta ban hành Nghị định số 55/2019/NĐ-CP của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Như vậy, bên cạnh hình thức hỗ trợ pháp lý được thực hiện dưới hình thức dịch vụ công do Nhà nước chủ trì, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên nhằm tạo tính linh hoạt, chuyên biệt và theo nhu cầu, yêu cầu của doanh nghiệp.

2.2. Doanh nghiệp mới thành lập

Doanh nghiệp mới thành lập là doanh nghiệp còn non trẻ và mới bắt đầu trong quá trình quản lý, quản trị doanh nghiệp cũng như chưa có sự ổn định về hoạt động kinh doanh và nhân lực.

Do quy mô mới thành lập nên một số doanh nghiệp khi thành lập chưa hoặc không hình thành phòng ban hoặc cán bộ pháp chế chuyên trách hoặc cán bộ pháp chế đồng thời phải kiêm nhiều nhiệm vụ, công việc khác nhau. Dẫn đến, trong trường hợp phát sinh các vấn đề pháp lý, doanh nghiệp có thể lúng túng trong cách giải quyết cũng như khó khăn trong việc tìm kiếm hỗ trợ luật sư tư vấn kịp thời.

Vì vậy, hình thức tư vấn pháp lý thường xuyên đối với doanh nghiệp mới thành lập là hoàn toàn cần thiết. Bởi nền móng khi hình thành vững vàng, đúng hướng thì mới là nền tảng, đòn bẩy để phát triển hoạt động kinh doanh sau này.

Bằng hình thức tư vấn pháp lý thường xuyên, doanh nghiệp mới thành lập có thể nắm bắt các quy định pháp lý hiện hành và được tư vấn các vấn đề về quản trị doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức. Từ đó, giúp cho doanh nghiệp đánh giá được mô hình của mình đã phù hợp hay chưa để có thay đổi nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.

3. Tại sao những doanh nghiệp này nên sử dụng hoạt động tư vấn thường xuyên

 

Tại sao những doanh nghiệp này nên sử dụng hoạt động tư vấn thường xuyên

Ngoài ra, hoạt động tư vấn thường xuyên giúp Luật sư tạo dựng mối quan hệ mật thiết với nhiều doanh nghiệp khác. Nhờ đó, Luật sư có thể trở thành cầu nối cũng như có khả năng thẩm định năng lực đối tác,.., đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả, an toàn, hạn chế rủi ro phát sinh.

Xem thêm bài viết: Sự cần thiết hoạt động tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp

4. Một số câu hỏi liên quan

4.1. Có bao nhiêu hình thức tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp

Có hai hình thức tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp:

4.2. Doanh nghiệp cần lưu ý những gì khi lựa chọn dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên?

Xem thêm bài viết: Luật sư trong việc tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp

Với đội ngũ Luật sư và chuyên viên có nhiều kinh nghiệm, Luật Ánh Ngọc tự hào mang đến cho quý khách hàng dịch vụ tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, mang lại hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu đặt ra của doanh nghiệp.


Bài viết khác