Luật Ánh Ngọc

Cán bộ công chức sai phạm khi nghỉ hưu có bị kỷ luật không?

Thủ tục hành chính | 2024-10-06 16:30:34

1. Cán bộ công chức sai phạm khi nghỉ hưu có bị kỷ luật không?

Căn cứ theo Điều 84 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2019, mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ hưu đều bị xử lý theo quy định. Trường hợp sau khi công chức, cán bộ nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm thì phải chịu một trong những hình thức kỷ luật gắn với hệ quả pháp lý tương ứng với hành vi xử lý kỷ luật. Đối với hành vi vi phạm trong thời gian công tác trước ngày 01/7/2020, pháp luật vẫn đặt ra vấn đề xử lý kỷ luật.

Như vậy, đối với cán bộ, công chức có sai phạm trong quá trình công tác, đương chức thì khi nghỉ hưu vẫn bị xử lý kỷ luật.

Việc bổ sung thêm quy định xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ hưu đồng thời quy định về hiệu lực hồi tố đối với việc xử lý kỷ luật đã góp phần hạn chế những tiêu cực đang tồn tại hiện nay, từ đó thể hiện tính răn đe ngay từ đầu để cán bộ, công chức không thực hiện các hành vi vi phạm. Ngoài ra, việc quy định xử lý kỷ luật cán bộ công chức đã nghỉ hưu có sai phạm trong quá trình công tác còn ngăn chặn “tư duy nhiệm kì” và “hạ cánh an toàn” của một số bộ phận cán bộ, công chức. Một số cán bộ, công chức khi đương nhiệm chỉ tập trung vào các hoạt động lợi ích nhóm, thu lợi cá nhân mà không hoàn thành tốt trách nhiệm được giao, vi phạm nguyên tắc tổ chức với suy nghĩ sau khi hết nhiệm kỳ, mọi hành vi vi phạm của họ sẽ không bị xử lý và yên tâm “hạ cánh an toàn”.  Do đó, quy định mới này sẽ đảm bảo dù có bao nhiêu năm đi nữa, những hành vi sai phạm sẽ luôn bị xử lý, người sai phạm sẽ phải gánh chịu những hậu quả do mình gây ra. Từ đó, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của cơ quan, của pháp luật.

2. Các hình thức xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức đã nghỉ hưu có vi phạm trong quá trình đương chức

3 hình thức kỉ luật

Căn cứ theo Khoản 5 Điều 84 Luật Cán bộ công chức hiện hành, cán bộ, công chức sau khi nghỉ hưu mới phát hiện có vi phạm trong quá trình công tác thì có thể bị áp dụng một trong ba hình thức kỷ luật là khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi.

Khác với xử lý kỷ luật tại thời điểm còn giữ chức vụ, cán bộ công chức đã nghỉ hưu nghĩa là họ đã hoàn toàn từ chức, do đó việc áp dụng các biện pháp “cách chức, bãi nhiệm, buộc thôi việc, giáng chức” sẽ không còn phù hợp mà thay vào đó bằng hình thức xử phạt kỷ luật mới là “xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm gắn với hệ quả pháp lý tương ứng”.

Do đó, về cơ bản, cán bộ, công chức khi có hành vi sai phạm trong quá trình công tác thì khi nghỉ hưu, họ vẫn phải bị xử lý kỷ luật như khi đang còn đương chức theo một trong ba hình thức sau:

2.1. Khiển trách

Hình thức khiển trách là hình thức xử lý kỷ luật nhẹ nhất được áp dụng cho cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu, hành vi vi phạm mang tính chất, mức độ tác hại không lớn trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

Như vậy, trong trường hợp tại thời điểm đương chức, cán bộ, công chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau, nhưng đến thời điểm nghỉ hưu mới phát hiện thì bị khiển trách:

Tuy nhiên, không áp dụng hình thức khiển trách đối với hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng của cán bộ, công chức đã nghỉ hưu từng giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã thực hiện không đúng, không đúng, không đầy đủ trách nhiệm nhiệm vụ của mình và trường hợp cán bộ, công chức đã nghỉ hưu từng là người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng do người của mình có thẩm quyền quản lý, phụ trách mà không có biện pháp ngăn chặn.

2.2. Cảnh cáo

So với hình thức xử lý khiển trách, cảnh cáo là hình thức xử lý kỷ luật áp dụng cho cán bộ, công chức trong quá trình công tác đã có sai phạm gây hậu quả vượt mức phạm vị nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ công chức, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị mà người đó công tác:

2.3. Xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm

Đây là hình thức xử lý kỷ luật mới được áp dụng từ ngày 01/7/2020 và áp dụng duy nhất đối với đối tượng cán bộ, công chức đã nghỉ hưu. Hiện nay, pháp luật chưa có hướng dẫn chi tiết về cách hiểu và cách áp dụng đối với hình thức xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm. Tuy nhiên, trên thực tế, từ ngày 01/7/2020 đến nay, hình phạt xóa tư cách vụ đã đảm nhiệm được áp dụng tương đối phổ biến:

Xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm

Từ những ví dụ trên có thể thấy, hình thức xử lý kỷ luật xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm áp dụng đối với các hành vi vi phạm mang tính chất suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm quy định của Đảng, của Nhà nước trong thực hiện công vụ gây hậu quả, tác hại rất lớn, đặc biệt lớn, đặc biệt nghiêm trọng, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, khó khắc phục, làm thất thoát tài sản của Nhà nước, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cán bộ, công chức cũng như của Đảng, chính quyền.

Theo quan điểm người viết, hình thức xử lý kỷ luật xóa tư cách chức vụ về bản chất tương tự như hình thúc cách chức, bãi nhiệm, giáng chức. Tuy nhiên, trên thực tế cán bộ công chức đã nghỉ hưu nghĩa là họ đã không còn giữ chức vụ đó nữa nên không thể cách chức, bãi nhiệm, giáng chức. Do đó, việc xóa tư cách chức vụ tại thời điểm cán bộ, công chức thực hiện hành vi vi phạm đã đảm bảo đáp ứng được nguyên tắc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức. Điều này đồng nghĩa với việc, những chế độ nghỉ hưu được áp dụng khi còn giữ chức vụ sẽ được xóa bỏ.

3. Ai có quyền xử lý kỷ luật cán bộ, công chức đã nghỉ hưu

Căn cứ theo Điều 22 24 Nghị định 100/2020/NĐ-CP về xử lý cán bộ, công chức, viên chức (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị đinh 77/2023/NĐ-CP), thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với cán bộ đã nghỉ hưu có sai phạm trong quá trình công tác được quy định như sau:

Hiện nay, pháp luật không quy định riêng về thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức đã nghỉ hưu có sai phạm trong quá trình đương chức. Do đó, có thể hiểu thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với công chức đã nghỉ hưu và khi còn đương chức là giống nhau.

4. Nguyên tắc xử lý kỷ luật cán bộ công chức nghỉ hưu có vi phạm trong thời gian đương chức

Về nguyên tắc, việc xử lý kỷ luật cán bộ công chức nghỉ hưu có sai phạm trong thời gian công tác vẫn phải tuân thủ các nguyên tắc như khi xử lý kỷ luật trong thời gian đương chức như bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch, chính xác, kịp thời, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục. Tuy nhiên, cần lưu ý một số nguyên tắc như sau:

5. Có trường hợp nào cán bộ, công chức sai phạm trong quá trình công tác đã nghỉ hưu mà không bị kỷ luật không?

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 100/2020/NĐ-CP về xử lý cán bộ, công chức, viên chức (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị đinh 77/2023/NĐ-CP), trong quá trình đương chức, cán bộ, công chức được miễn trách nhiệm kỷ luật thì sau khi nghỉ hưu, nếu phát hiện vi phạm thì những người này không bị kỷ luật. Đó là các trường hợp:

Trên đây là toàn bộ câu trả lời cho câu hỏi “Cán bộ công chức sai phạm trong quá trình công tác khi nghỉ hưu có bị xử lý kỷ luật không”. Nếu độc giả còn bất kì thắc mắc nào liên quan đến “xử lý kỷ luật cán bộ công chức đã nghỉ hưu” hoặc những vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ Luật Ánh Ngọc theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất:


Bài viết khác