Luật Ánh Ngọc

Tội phạm về môi trường và luật hình sự: Hậu quả pháp lý

Tư vấn luật hình sự | 2024-09-24 21:50:56

1. Căn cứ pháp lý

2. Tội phạm về môi trường là gì?

Tội phạm về môi trường là gì?

2.1. Khái niệm tội phạm về môi trường

Tội phạm về môi trường là các hành vi vi phạm luật pháp được quy định trong Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) và gây hậu quả tiêu cực đến môi trường sống, gây ô nhiễm, tàn phá đất đai, rừng cây, suy thoái đa dạng sinh học, góp phần vào sự biến đổi khí hậu. Các hành vi này có thể do cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp thực hiện, và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ví dụ: đánh bắt cá trái phép, xả thải độc hại vào môi trường, khai thác vàng không hợp pháp, phá rừng trái phép, và buôn bán động vật hoang dã trái phép.

2.2. Phân loại các tội phạm về môi trường

Căn cứ Bộ Luật hình sự 2015 các tội phạm về môi trường được quy định tại Chương XIX từ Điều 235 đến Điều 246 và có thể được chia thành 4 nhóm và sắp xếp theo trật tự sau:

Nhóm 1: Các hành vi gây ô nhiễm môi trường (các Điều 235, 236, 237 và 239)

Nhóm 2: Các hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người và động vật (Điều 240 và Điều 241);

Nhóm 3: Các hành vi hủy hoại tài nguyên môi trường (Điều 242 và Điều 243);

Nhóm 4: Các hành vi xâm phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với một số đối tượng môi trường (Điều 238, Điều 244, Điều 245 và Điều 246).

Có thể bạn quan tâm: Phòng ngừa tội phạm: Mục đích, ý nghĩa của các biện pháp phòng ngừa

3. Dấu hiệu pháp lý của các tội phạm về môi trường

Dấu hiệu pháp lý của các tội phạm về môi trường

3.1. Khách thể của tội phạm

Các tội phạm về môi trường xâm hại đến sự bền vững và ổn định của môi trường dẫn đến những hậu quả rất nghiêm trọng đối với sinh thái và cả con người, bao gồm sức khỏe, tài sản và tính mạng.; xâm hại đến các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường.

3.2. Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của các tội phạm về môi trường rất đa dạng, bao gồm:

3.3. Chủ thể của tội phạm

Trong đó, chủ thể của tội phạm về môi trường là cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 12 Bộ luật hình sự hoặc pháp nhân thương mại (trong một số tội cụ thể) có những hành vi cố ý gây nguy hiểm cho xã hội vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường.

3.4. Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm về môi trường được thực hiện do lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp. Chủ thể phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi, thấy trước được hậu quả của hành vi đó, thường là không mong muốn hậu quả đó xảy ra nhưng có ý thức để mặc cho nó xảy ra.

4. Hành vi gây ô nhiễm môi trường sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hành vi gây ô nhiễm môi trường sẽ bị xử phạt như thế nào?

Theo Điều 235 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội gây ô nhiễm môi trường như sau:

- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

- Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

Mọi vướng mắc chưa rõ về Tội phạm về môi trường và luật hình sự: Hậu quả pháp lý hoặc có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác, quý khách vui lòng liên hệ với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Luật Ánh Ngọc để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc nhanh chóng. Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Ánh Ngọc.


Bài viết khác