Luật Ánh Ngọc

Những quy định mới nhất về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự

Tư vấn luật hình sự | 2024-03-17 10:54:19

1. Thủ tục khởi tố vụ án hình sự

 

Khởi tố vụ án hình sự

 

1.1. Tiếp nhận tố giác, thông tin sự việc ban đầu

Căn cứ Điều 144 Bộ Luật tố tụng hình sự (BLTTHS) 2015:

“1.Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

3. Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.”

- Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

- Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:

- Thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:

+ Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:

+ Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng. Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.

Xem thêm bài viết tại: Phạm tội nào sẽ bị đi tù? Cần làm gì để tránh bị phạt tù

1.2. Khởi tố vụ án hình sự

Khởi tố vụ án hình sự là quá trình bắt đầu một vụ án hình sự. Đây là khi cơ quan điều tra hoặc các cơ quan thực hiện công tác điều tra có căn cứ để xem xét việc tiến hành các biện pháp bắt đầu điều tra và khởi tố người có liên quan đến vụ án.

Thường thì, việc khởi tố vụ án hình sự được thực hiện sau khi cơ quan điều tra đã thu thập được đủ bằng chứng để xác định một cá nhân nào đó liên quan đến hành vi phạm tội. BLTTHS 2015 quy định chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định một hành vi có dấu hiệu của tội phạm dựa trên những căn cứ:

Việc khởi tố vụ án hình sự là một bước quan trọng trong quá trình pháp luật và sẽ dẫn đến các vấn đề liên quan đến các giai đoạn tố tụng hình sự sau này.

- Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự:

2. Điều tra vụ án hình sự

 

Điều tra vụ án hình sự

 

Điều tra vụ án hình sự là một quá trình trong giai đoạn tố tụng hình sự. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thu thập, xác minh và đánh giá chứng cứ một cách khách quan và toàn diện để tìm ra sự thật về một vụ án hình sự.

Trong quá trình điều tra, các cơ quan chức năng sẽ tiến hành các hoạt động:

- Thẩm quyền điều tra vụ án hình sự được quy định tại Điều 163 BLTTHS 2015:

Điều 163. Thẩm quyền điều tra

1. Cơ quan điều tra của Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

2. Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.

3. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến hành hoạt động tư pháp.

4. Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.

5. Việc phân cấp thẩm quyền điều tra như sau:

a) Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực;

b) Cơ quan điều tra cấp tỉnh điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra;

Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự cấp quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp khu vực nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra;

c) Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng điều tra vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại; vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra.

Việc điều tra kết thúc khi Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra.

Mục đích của việc điều tra là xác định được những thông tin quan trọng về vụ án như người phạm tội, thời điểm và địa điểm xảy ra tội, phương tiện gây ra tội, các hành vi phạm tội đã được thực hiện và mối liên hệ giữa các bị can, tình tiết hình sự... thông qua đó xác định được sự thật và nguyên nhân của vụ án và lập hồ sơ chứng minh cho quá trình truy tố và xử lý theo quy định của pháp luật.

3. Truy tố

Truy tố là giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự mà Viện Kiểm sát tiến hành một số hoạt động như xem xét bằng chứng và xác định các căn cứ pháp lý để đưa ra quyết định cuối cùng về việc đưa ra cáo buộc hay không đối với bị can. Viện kiểm sát cấp nào thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Viện kiểm sát cấp đó quyết định việc truy tố. Thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát được xác định theo thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với vụ án.

Xem thêm bài viết tại: Nguy cơ sức khỏe và tài chính: Quy định về xử lý tội buôn bán hàng giả

Trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định:

Trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng và trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra bản cáo trạng, Viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Tòa án. Trường hợp vụ án phức tạp thì thời hạn chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Tòa án có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày. Trường hợp vụ án có bị can bị tạm giam thì trước khi hết thời hạn tạm giam 07 ngày thì Viện kiểm sát thông báo cho Tòa án biết để xem xét, quyết định việc tạm giam bị can khi nhận hồ sơ vụ án.

4. Xét xử vụ án hình sự

 

Xét xử vụ án hình sự

 

4.1. Xét xử sơ thẩm

Xét xử sơ thẩm là một giai đoạn quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình xét xử tại tòa án, trong đó các bằng chứng được tập hợp và phân tích để quyết định xem liệu có đủ cơ sở để đưa ra kết luận về tội danh hay không.

Trình tự xét xử tại phiên tòa bao gồm:

Qúa trình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự được tiến hành bằng lời nói và diễn ra liên tục, chỉ tập trung vào việc xét xử các bị cáo và các tội danh mà Viện kiểm sát và Tòa án đã quyết định đưa ra trước đó.

Khi phiên tòa kết thúc, hội đồng xét xử sẽ ban hành một bản án hoặc các quyết định liên quan.

4.2. Xét xử phúc thẩm

Theo khoản 1 Điều 330 BLTTHS 2015Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.”

- Những người có quyền kháng cáo:

- Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định sơ thẩm.

- Thẩm quyền xét xử phúc thẩm:

Xem thêm bài viết tại: Tìm hiểu về những vấn đề cần chứng minh trong vụ án hình sự

5. Thi hành bản án và quyết định của Tòa án

Thực hiện bản án và quyết định của Tòa án có nghĩa là thực hiện những quyết định được đưa ra trong phán quyết của tòa án. Điều này đòi hỏi các bên liên quan phải tuân thủ và thực hiện những yêu cầu được đưa ra trong bản án hoặc quyết định đó.

Việc thi hành bản án và quyết định của Tòa án có thể bao gồm đền bù thiệt hại, thực hiện các hành vi cụ thể để giải quyết tranh chấp hoặc thực hiện một số hành động khác dựa trên yêu cầu của bản án hoặc quyết định của tòa án. Nếu bất kỳ bên nào không tuân thủ bản án hoặc quyết định của tòa án, họ có thể bị xử lý theo luật pháp.

6. Xét lại các bản án và quyết định có hiệu lực của tòa án

Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án (Điều 370 BLTTHS 2015)

Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó (Điều 397 BLTTHS 2015)

Hãy liên hệ ngay với Luật Ánh Ngọc nếu có bất kì thắc mắc nào liên quan đến Những quy định mới nhất về trình tự, thủ tục giải quyết vụ án hình sự hoặc các vấn đề pháp lý khác để được tư vấn, giải đáp nhanh chóng. Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Ánh Ngọc.


Bài viết khác