Luật Ánh Ngọc

Xây nhà lấn sang đất của hàng xóm thì xử lý như thế nào?

Tư vấn luật đất đai | 2024-02-23 16:21:48

1. Cách thức xử lý khi biết xây nhà lấn sang đất hàng xóm để tránh rủi ro

 

Cách thức xử lý khi xây nhà lấn sang đất hàng xóm để tránh rủi ro

Trong trường hợp người lấn đất biết hành vi lấn đất của mình là hành vi vi phạm, việc lấn chiếm đất thực hiện một cách vô ý và có mong muốn thiện chí được hòa giải thì trong trường hợp này, người xây nhà lấn đất của hàng xóm có thể tự thương lượng, hòa giải đối với người bị hàng xóm lấn đất để tìm cách giải quyết hiệu quả, phù hợp với cả hai bên.

Trước khi đến giải quyết cuối cùng là khởi kiện tại Tòa án, hai bên có tranh chấp đòi lại đất bị lấn chiếm sẽ tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã được thực hiện như sau:

Bản chất giải quyết tranh chấp đất đai là giải quyết dân sự, “việc dân sự cốt ở hai bên”, do đó, để tránh gặp phải những rủi ro, nhất là khi bên xây nhà lấn đất hàng xóm có thể phải đối diện với việc bị buộc tháo dỡ phần nhà nằm trên đất của hàng xóm bị lấn đất nếu không đạt được sự thỏa thuận, việc hòa giải nên được ưu tiên.

Một điều cần lưu ý là mặc dù hành vi lấn chiếm đất của hàng xóm để xây nhà là hành vi trái pháp luật và bị nghiêm cấm nhưng nếu hàng xóm bị lấn đất tự ý tháo dỡ, phá hủy phần nhà trên diện tích bị lấn chiếm thì có thể bị xử lý về hành vi hủy hoại tài sản của người khác.

Xem thêm bài viết: Hàng xóm lấn đất có lấy lại được không?

2. Các vấn đề pháp lý rủi ro bạn có thể gặp phải xây nhà lấn sang đất của hàng xóm

Hành vi xây nhà lấn sang đất của hàng xóm là hành vi của người sử dụng đất đã chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng của mình hoặc tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng đất của người khác để xây nhà mà không được người sử dụng đất hợp pháp bị lấn đó cho phép

Căn cứ theo Điều 170, Điều 171 Luật Đất đai, người sử dụng đất có nghĩa vụ sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định của pháp luật có liên quan.

Căn cứ theo Điều 175 Bộ luật dân sự, người sử dụng đất chỉ được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thừa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác. Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định.

Căn cứ theo Điều 176 Bộ luật dân sự, chủ sử dụng bất động sản chỉ được dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên phần đất thuộc quyền sử dụng của mình.

Như vậy, việc xây nhà lấn sang đất hàng xóm được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Nếu trong trường hợp bạn trở thành “hàng xóm lấn đất” thì bạn có thể phải đối diện với các vấn đề rủi ro pháp lý sau:

 

Các vấn đề pháp lý rủi ro bạn có thể gặp phải khi lấn chiếm đất của hàng xóm

2.1. Hàng xóm lấn đất bị khởi kiện tại Tòa án nhân dân

Một trong những cách xử lý khi hàng xóm lấn đất giải quyết tranh chấp bằng con đường tòa án. Trong hình thức này, Tòa án nhân danh quyền lực nhà nước giải quyết tranh chấp và phán quyết của Tòa án có giá trị bắt buộc thi hành.

Khi bị khởi kiện tại Tòa án, bạn sẽ trở thành bị đơn trong vụ tranh chấp đất đai đòi lại diện tích đất bị lấn chiếm. Việc giải quyết tại Tòa án được thực hiện theo thủ tục, trình tự theo pháp luật quy định, do đó, việc giải quyết thường kéo dài, gây tốn kém và mất thời gian của cả hai bên giải quyết.

2.2. Bị xử phạt hành chính khi xây nhà lấn sang đất hàng xóm

Bởi vì hành vi lấn chiếm đất đai là hành vi bị nghiêm cấm trong Luật Đất đai, do đó, khi có hành vi lấn đất thì người đó sẽ bị xử phạt hành chính. Trong trường hợp của bạn, do bạn xây nhà trên đất của người khác, do đó, có thể thấy, loại đất bạn lấn chiếm là đất ở thuộc đất phi nông nghiệp.

Căn cứ theo Khoản 4 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 02/2022/NĐ-CP), người lấn đất có thể bị áp dụng hình thức xử lý phạt tiền với mức phạt tiền như sau:

2.3. Bị xử lý hình sự nếu xây dựng lấn chiếm sang đất hàng xóm

Xử lý hình sự trong trường hợp lấn đất của hàng xóm là rủi ro pháp lý và có ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đối với người lấn đất.

Căn cứ theo Điều 228 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, người có hành vi lấn chiếm đất trái với quy định của pháp luật về sử dụng đất đai chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai khi thỏa mãn một trong các trường hợp sau:

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

3. Giải đáp câu hỏi liên quan đến việc xử lý xây nhà lấn sang đất hàng xóm

Xây nhà lấn sang đất của hàng xóm thì có bị buộc tháo dỡ nhà không?

Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, người có hành vi lấn đất không chỉ bị phạt tiền mà còn buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Điều này đồng nghĩa với việc, khi xây nhà lấn sang đất của hàng xóm thì có khả năng ngôi nhà đó sẽ bị tháo dỡ nếu hai bên không thỏa thuận được về việc giải quyết tài sản nằm trên đất lấn chiếm.


Bài viết khác