Luật Ánh Ngọc

Chia đất khi ly hôn: Những điều bạn cần biết

Tư vấn hôn nhân gia đình | 2024-10-07 21:07:34

1. Chia đất khi ly hôn được hiểu như nào?

Chia đất khi ly hôn” là việc chuyển một phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng đất thuộc sở hữu chung của vợ chồng thành các tài sản thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng, sở hữu chung theo phần hoặc theo thỏa thuận của vợ chồng.

Chia đất đai nói riêng và chia tài sản chung nói chung khi ly hôn thường là nguyên nhân khiến phát sinh tranh chấp và khiến việc ly hôn của hai vợ chồng kéo dài do xuất phát từ đặc tính của đất đai là tài sản mang giá trị lớn, có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người và sẽ luôn tăng giá trị theo thời gian.

Hiện nay, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định hai chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ tài sản theo thỏa thuận và chế độ tài sản theo luật định. Do đó khi ly hôn, diện tích đất đai cần chia được xác định như sau:

Xem thêm bài viết: Những điều cần biết về pháp luật khi ly hôn

2. Việc chia đất khi ly hôn cần đáp ứng những nguyên tắc nào?

Bởi vì đất đai hay quyền sử dụng đất là tài sản nên khi vợ chồng ly hôn, việc chia đất sẽ phải đảm bảo được thực hiện theo các nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

3. Cách phân chia đất đai khi ly hôn

Căn cứ theo Điều 62 Luật Hôn nhân và gia đình, việc chia quyền sử dụng đất  của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:

Trong trường hợp diện tích đất đai cần phân chia là tài sản riêng của vợ hoặc chồng thì khi ly hôn, tài sản vẫn thuộc về bên đó.

Nếu quyền sử dụng đất được xác định là tài sản chung của vợ chồng và vợ chồng đã có thỏa thuận chia loại tài sản này phù hợp với pháp luật thì việc chia đất khi ly hôn được thực hiện theo đúng thỏa thuận của hai vợ chồng. Trường hợp giữa các bên không thể thống nhất việc phân chia đất thì được xác định như sau:

4. Một số lưu ý, câu hỏi thường gặp liên quan đến việc phân chia đất khi ly hôn

Trước khi xem xét việc chia tài sản chung cũng như phân chia đất khi ly hôn, cần phải xác định rõ đất nào là tài sản chung, đất nào là tài sản riêng của vợ chồng để tránh việc tranh chấp kéo dài, không chỉ gây mất thời gian mà còn ảnh hưởng đến mối quan hệ của các bên trong quan hệ vợ chồng.

Đối với diện tích đất cần phân chia cần có sơ đồ chi tiết thửa đất như mốc giới phân chia, lối đi, việc xây tường ngăn, tài sản trên đất, để tránh việc tranh chấp diện tích đất.

Tuy nhiên trên thực tế giải quyết cho thấy, việc phân chia đất khi ly hôn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong việc xác định quyền sử dụng đối với diện tích đất được yêu cầu phân chia. Dưới đây là một số câu hỏi thắc mắc thường gặp:

4.1. Có bao nhiêu cách thức để chia đất khi ly hôn?

Theo pháp luật hiện hành, có hai cách thức để phân chia đất đai khi ly hôn là phân chia theo thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án phân chia.

So sánh hai cách thức để chia đất, cách chia theo tự thỏa thuận của hai bên sẽ nhanh chóng và tiết kiệm hơn trong quá trình giải quyết nếu hai bên cùng thiện chí. Khi đó, kết quả của việc tự thỏa thuận phân chia đất được thể hiện bằng Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung có công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thỏa thuận giữa hai bên vợ chồng đối với phân chia đất đai không nhiều do đặc điểm đặc biệt của đất nên ai cũng mong muốn được phần nhiều hơn.

Trong khi đó, việc đề nghị yêu cầu Tòa án giải quyết phân chia đất đai mặc dù có hiệu quả cao hơn và có tính quy phạm bắt buộc nhưng có một số nhược điểm như thời gian giải quyết kéo dài, án phí tương đối lớn và tỉ lệ thuận với giá trị tài sản. Ngoài ra, còn có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của các bên sau này.

4.2. Diện tích đất có được sau khi kết hôn nhưng trên giấy tờ chỉ đứng tên một mình chồng thì khi chia đất, vợ có được không?

Căn cứ theo điểm b Mục 3 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao quy định trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kì hôn nhân phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trên giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng thì trong trường hợp không có tranh chấp thì là tài sản chung, trường hợp có tranh chấp thì có thể là tài sản riêng nếu có tài liệu chứng minh hoặc là tài sản chung.

Như vậy,trong trường hợp chồng đứng tên trên đất thì chia đất khi ly hôn như sau:

4.3. Sau khi kết hôn, bố mẹ cho con đất để làm nơi xây dựng nhà cửa nhưng chưa sang tên, vậy khi ly hôn, diện tích đất trên được chia như thế nào?

Trong trường hợp này, do diện tích đất vẫn chưa được sang tên, dẫn đến quan hệ tặng cho quyền sử dụng đất chưa được hoàn thành nên chưa có căn cứ xác định quyền sử dụng đất là tài sản của vợ chồng. Do đó, khi ly hôn, trong trường hợp đất bố mẹ cho con thì sau ly hôn, diện tích đất này vẫn thuộc quyền sử dụng hợp pháp của bố mẹ bạn nên không được xác định là tài sản để phân chia khi ly hôn.

4.4. Bố mẹ chồng cho đất, sau ly hôn con dâu có được chia không?

Trong trường hợp này, trước tiên cần xác định thời điểm bố mẹ chồng tặng cho: trước hay sau khi con kết hôn.

Trường hợp bố mẹ chồng cho đất, nhưng giấy tờ đất chưa sang tên, trên giấy tờ đất vẫn thể hiện bố mẹ chồng đứng tên, không có văn bản tặng cho mà chỉ qua lời nói thì trong trường hợp này, về mặt pháp lý, diện tích đất trên vẫn thuộc quyền sử dụng hợp pháp của bố mẹ chồng, do đó, khi ly hôn, con dâu không được chia diện tích đất do không có cơ sở pháp lý. 

4.5. Trường hợp được chia đất khi ly hôn thì có phải nộp thuế, lệ phí trước bạ khi sang tên không?

Căn cứ theo điểm a Khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định các khoản thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, Khoản 5 Điều 5 Thông tư số 13/2022/TT-BTC quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 10/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ, trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản được phân chia cho vợ, chồng theo quyết định, bản án khi ly hôn thì được miễn thuế và miễn lệ phí trước bạ.

Trên đây là toàn bộ một số thông tin cơ bản cần nắm trong quá trình phân chia đất khi ly hôn. Nếu độc giả còn bất kì vấn đề thắc mắc liên quan đến chia đất khi ly hôn hoặc có nhu cầu cung cấp dịch vụ ly hôn thuận tình, xin vui lòng liên hệ Luật Ánh Ngọc để được hỗ trợ, tư vấn trong thời gian sớm nhất.


Bài viết khác