1. Mẫu đơn xác nhận con chung theo quy định hiện nay
Mẫu giấy thừa nhận con chung là một văn bản pháp lý được công nhận bởi cơ quan có thẩm quyền, khi một bên là cha (mẹ) thừa nhận quyền cha (mẹ) đối với cùng một người con.
Mẫu giấy thừa nhận con chung còn có tên gọi khác là đơn xác nhận con chung. Đây là mẫu đơn được điều chỉnh và tuân thủ theo những quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình cùng các văn bản pháp lý có liên quan.
Luật Ánh Ngọc đã soạn thảo mẫu đơn xác nhận con chung theo quy định, được chi tiết quy hình ảnh dưới đây.
Để xem chi tiết và tải về mẫu giấy thừa nhận con chung, quý khách hàng vui lòng click vào đây: Mẫu giấy thừa nhận con chung
2. Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy thừa nhận con chung
Với mẫu giấy thừa nhận con chung ở trên, Luật Ánh Ngọc xin gửi đến một vài hướng dẫn khi soạn thảo mẫu giấy thừa nhận con chung đến khách hàng. Hy vọng sẽ giúp khách hàng trong việc soạn thảo mẫu giấy thừa nhận con chung được thuận tiện, dễ hiểu và nhanh chóng.
- Quốc hiệu tiêu ngữ: Ghi rõ ràng, viết hoa, đậm nét theo đúng quy định của một văn bản hành chính;
- Địa chỉ, ngày tháng năm tại nơi viết giấy thừa nhận con chung;
- Thông tin về nhân thân của chồng (vợ) yêu cầu nhận con chung: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giấy tờ tùy thân, địa chỉ thường trú,...;
- Thông tin về giấy chứng sinh của người con: Tên bệnh viện, địa chỉ và ngày tháng năm cấp giấy;
- Thông tin về giấy chứng nhận đăng ký hết hôn: Số hiệu, ngày tháng năm cấp giấy;
- Cam kết giữa 2 bên yêu cầu viết giấy thừa nhận con chung;
- Chữ ký và họ tên của 2 bên yêu cầu viết giấy thừa nhận con chung.
3. Nộp giấy thừa nhận con chung
Khi có nhu cầu được xác nhận con chung thì người yêu cầu nộp tờ đơn theo mẫu quy định cùng những chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.
Trong đó, hình thức nộp giấy thừa nhận con chung, cụ thể là:
- Với Bộ phận 1 cửa tại UBND thì cha (mẹ) nộp giấy thừa nhận con chung theo hình thức là nộp trực tiếp;
- Trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc cổng dịch vụ công cấp tỉnh thì cha (mẹ) nộp giấy thừa nhận con chung theo hình thức là nộp hồ sơ trực tuyến.
4. Giải đáp thắc mắc
4.1. Trong các trường hợp nào được sử dụng mẫu giấy thừa nhận con chung?
Căn cứ tại Điều 16 Thông tư 04/2020/TT-BTP có quy định về các trường hợp được sử dụng mẫu giấy thừa nhận con chung trong trường hợp đặc biệt:
- Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng, không đăng ký kết hôn, sinh con, người con sống cùng với người cha, khi người cha làm thủ tục nhận con mà không liên hệ được với người mẹ thì không cần có ý kiến của người mẹ trong mẫu giấy thừa nhận con chung.
- Nếu có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì phần khai về người mẹ được ghi theo Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ. Nếu không có Giấy chứng sinh và giấy tờ tuỳ thân của người mẹ thì ghi theo thông tin do người cha cung cấp; người cha chịu trách nhiệm về thông tin do mình cung cấp.
- Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn, mà:
- Đã được đăng ký khai sinh nhưng không có thông tin về người cha, nay vợ chồng có mẫu giấy thừa nhận là con chung thì không phải làm thủ tục nhận cha, con mà làm thủ tục bổ sung hộ tịch để ghi bổ sung thông tin về người cha trong Sổ đăng ký khai sinh và Giấy khai sinh của người con.
- Chưa được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, con.
4.2. Những giấy tờ chứng minh mối quan hệ cha mẹ con
Căn cứ vào Điều 11 Thông tư 15/2015/TT-BTP và Điều 14 Thông tư 04/2020/TT/BTP, có quy định những giấy tờ pháp lý để chứng minh mối quan hệ cha mẹ con. Chi tiết, bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau đây:
- Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con;
- Trường hợp mà không có văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định ở trên thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dụng, vật dụng khác chứng minh mối quan hệ cha con, quan hệ mẹ con và văn bản cam đoan của cha (mẹ) về trẻ em là con chung của hai người, có ít nhất hai người thân thích của cha (mẹ) làm chứng;
- Trường hợp không có chứng cứ, chứng minh quan hệ cha (mẹ), con theo quy định thì các bên nhận cha (mẹ), con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha (mẹ) con theo quy định và có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha (mẹ) con.
4.3. Thẩm quyền tiếp nhận giấy thừa nhận con chung và đăng ký con chung?
Tùy thuộc vào địa điểm cha (mẹ) con cư trú cũng như định cư thì thẩm quyền tiếp nhận giấy thừa nhận con chung và đăng ký con chung cho cha mẹ sẽ khác nhau. Chi tiết:
Cơ quan tiếp nhận | Địa điểm cư trú, định cư của cha (mẹ) con |
UBND cấp xã | UBND cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con. |
UBND cấp huyện |
UBND cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con bao gồm:
|
Trên đây là một số thông tin của Luật Ánh Ngọc về những quy định liên quan đến việc soạn thảo mẫu đơn xác nhận con chung và các quy định về việc nộp giấy thừa nhận con chung. Hy vọng với những thông tin đã được cung cấp sẽ giúp khách hàng có thể định hướng, chuẩn bị các giấy tờ pháp lý cần thiết.