1. Chia đất khi ly hôn là gì?
Đất đai là sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu, do đó, người dân chỉ có quyền sử dụng đối với đất đai.
Từ đó, có thể hiểu “chia đất khi ly hôn” là việc chuyển một phần hoặc toàn bộ quyền sử dụng đất thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng thành các tài sản thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng, sở hữu chung theo phần hoặc theo thỏa thuận của vợ chồng.
Chia đất khi ly hôn cần đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc sau:
2. Cách chia đất khi ly hôn theo quy định của pháp luật
2.1. Đối với chế độ tài sản theo thỏa thuận
Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản chung của vợ chồng theo thỏa thuận thì khi ly hôn, việc chia tài sản, bao gồm cả chia đất đai (nếu có) được thực hiện theo thỏa thuận đó, nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng các quy định tương ứng với chế độ tài sản theo luật định.
2.2. Đối với chế độ tài sản theo luật định
Trường hợp đất đai là tài sản riêng của vợ chồng
Đất đai hay quyền sử dụng đất là tài sản riêng của vợ chồng khi quyền sử dụng đó có nguồn gốc:
- Có trước khi kết hôn
- Được thừa kế, tặng cho riêng khi kết hôn
- Được chia riêng cho vợ, chồng
- Hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng
- Được xác lập theo quyết định, bản án của Tòa án
Căn cứ theo nguyên tắc bảo đảm quyền sở hữu đối với tài sản riêng quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, vì quyền sử dụng đất là tài sản riêng của một bên vợ chồng nên khi ly hôn, quyền sử dụng đất này vẫn thuộc về riêng người đó. Còn người còn lại không có quyền với đất được chia phần đối với công sức đóng góp nếu có.
Trường hợp đất đai là tài sản chung của vợ chồng. Đất đai hay quyền sử dụng đất là tài sản chung khi hình thành trong thời kì hôn nhân:
Trong trường hợp này, nếu hai bên vợ chồng thỏa thuận được việc phân chia đất khi ly hôn thì sẽ ưu tiên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì chia như sau:
3. Cách chia đất khi ly hôn trong một số trường hợp cụ thể
3.1. Chia đất có nguồn gốc từ bố mẹ tặng cho sau khi kết hôn
Trường hợp bố mẹ tặng cho đất đai, việc chia đất về cơ bản được chia theo nguyên tắc chung, có nghĩa là được chia đôi nhưng có xét đến công sức đóng góp, hoàn cảnh gia đình, …. để phân chia đất đai cho hợp lý nhằm bảo đảm quyền lợi của vợ, con chưa thành niên, đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi, không có khả năng lao động và không có tài sản tự nuôi mình nếu việc tặng cho đã được thực hiện đúng pháp luật.
Xem thêm bài viết: Đất bố mẹ cho sau ly hôn chia như thế nào?
3.2. Chia đất trong khối tài sản chung của gia đình
3.3. Chia đất khi ly hôn trong trường hợp chồng đứng tên trên đất
- Trường hợp diện tích đất đó là tài sản riêng của chồng, thì khi ly hôn, diện tích đất vẫn thuộc về bên đang có quyền sử dụng đất hợp pháp.
- Trường hợp diện tích đất là tài sản chung hoặc đang tranh chấp là tài sản riêng nhưng không có căn cứ chứng minh, khi ly hôn, diện tích đất được chia theo thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì chia theo nguyên tắc chung.
Xem thêm bài viết: Chồng đứng tên đất thì chia đất khi ly hôn như thế nào?
4. Một số giải đáp thắc mắc liên quan đến cách chia đất khi ly hôn
4.1. Làm sao để yêu cầu Tòa án phân chia đất khi ly hôn
Trong quá trình giải quyết ly hôn, nếu hai bên không tự thỏa thuận được phân chia tài sản chung, bao gồm cả chia đất đai thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết kèm theo đơn khởi kiện ly hôn. Trong đơn khởi kiện, người khởi kiện ghi rõ thông tin quyền sử dụng đất là tài sản chung cần phân chia, mong muốn của phần diện tích đất nhận được, tài liệu chứng minh sự đóng góp, công sức, lỗi của bên còn lại nếu có,…
4.2. Con dâu có được chia đất khi ly hôn cho trong trường hợp đất do bố mẹ chồng cho?
Xem thêm bài viết: Bố mẹ chồng cho đất, sau ly hôn con dâu có được chia đất không
4.3. Xác định quyền sử dụng đất là tài sản chung như thế nào?
Trên đây là toàn bộ quy định pháp luật mới nhất về cách chia đất khi ly hôn. Nếu độc giả còn thắc mắc liên quan đến việc phân chia đất đai cũng như chia tài sản khi ly hôn, xin vui lòng liên hệ Luật Ánh Ngọc theo số điện thoại: 0878.548.558 hoặc qua email: lienhe@luatanhngoc.vn để được hỗ trợ.