Anh N và chị A đã kết hôn được 2 năm. Trong thời gian hai năm chung sống, hai vợ chồng rất hòa thuận, hạnh phúc và không xảy ra mâu thuẫn gì to tát. Tuy nhiên, thời gian gần đây anh N và chị A thường xuyên bận rộn, không có thời gian dành cho nhau, chị A phải đi công tác trong thời gian dài dẫn đến tình cảm vợ chồng đi xuống và anh N quyết định ly hôn nhưng chị A không đồng ý. Vậy anh N thắc mắc muốn hỏi rằng anh có thể ly hôn trong trường hợp vợ anh không đồng ý hay không
1. Ly hôn là gì?
Theo khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nêu rõ: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định.
– Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định.
– Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn.
Theo quy định của pháp luật có 2 trường hợp ly hôn là ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương.
- Ly hôn thuận tình:
→ Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con. Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.
→ Nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn. Do không có tranh chấp về con cái hay tài sản nên vụ việc thuận tình ly hôn luôn được giải quyết nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi chính đáng của các bên.
- Ly hôn theo yêu cầu của một bên: Là trường hợp giải quyết ly hôn theo yêu cầu một bên vợ hoặc chồng.
→ Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
→ Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
2. Có được ly hôn khi một bên không đồng ý không?
Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:
- Trong quan hệ hôn nhân thì quyền và nghĩa vụ của chồng và vợ là ngang nhau. Vậy nên vợ hoặc chồng chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
- Cha, mẹ, người thân thích khác của vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
- Trong một trường hợp đặc biệt mà chồng không có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương đó là trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Căn cứ tại khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, theo đó vợ hoặc chồng đều có thể nộp đơn xin ly hôn tại Tòa án mà không cần phải có sự đồng ý của bên còn lại. Tuy nhiên, trong trường hợp người vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Nguyên tắc giải quyết ly hôn theo yêu cầu của 1 bên được quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành, không thể quay về bên nhau thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được dẫn đến bế tắc và cần cho cả hai cuộc sống riêng.
Theo quy định trên, Tòa án sẽ giải quyết đơn phương ly hôn khi đời sống hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Tức là giữa vợ chồng đã có nhiều lục đục mâu thuẫn sâu săc đến mức vợ chồng không thể chịu đựng được nhau nữa, quan hệ vợ chồng không thể tồn tại được, sự tan vỡ của hôn nhân và ly tán của gia đình là không thể tránh khỏi.
Như vậy, đối với trường hợp của anh N, việc chị A ký hay không ký vào đơn ly hôn không quan trọng. Anh N vẫn có thể nộp đơn xin ly hôn yêu cầu tòa án giải quyết. Khi đơn phương ly hôn, Tòa án sẽ căn cứ vào tình trạng thực tế của vợ chồng để phán quyết, tức là lý do xin ly hôn phải xác đáng cho thấy mục đích hôn nhân, hạnh phúc gia đình giữa hai bên không đạt được. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu chị Ađang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì bạn không có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn, hay nói cách khác trong trường hợp này Tòa án sẽ không thụ lý, giải quyết yêu cầu của anh.
3. Các giấy tờ cần chuẩn bị khi ly hôn đơn phương
Khi muốn yêu cầu ly hôn đơn phương, người nộp đơn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Giấy đăng ký kết hôn (bắt buộc phải có bản chính), trường hợp không giữ hoặc không còn thì có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn trước đó để cấp bản sao.
- Các loại giấy tờ tùy thân của vợ hoặc chồng : chứng minh thư nhân nhân / căn cước công dân bản sao chứng thực
- Bản sao có chứng thực giấy khai sinh của con (nếu có con chụng)
- Bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu.
- Bản sao có chứng thực giây chứng minh quyền sở hữu với tài sản chung.
- Đơn xin ly hôn đơn phương.
4. Thủ tục ly hôn đơn phương bao gồm mấy bước?
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ ly hôn đơn phương
Để được Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương, người yêu cầu phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ như sau:
- Đơn xin ly hôn đơn phương được ban hành theo mẫu;
- Đăng ký kết hôn (bản chính); nếu không có thì có thể xin cấp bản sao…
- Bản sao có chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân… của vợ và chồng;
- Bản sao chứng thực giấy khai sinh của con nếu có con chung;
- Nếu có tài sản chung và yêu cầu phân chia tài sản chung khi ly hôn thì chuẩn bị giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung này…
Vợ hoặc chồng phải chuẩn bị các loại giấy tờ đã nêu ở trên. Ngoài ra, nếu có chứng cứ chứng minh vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình, không thực hiện nghĩa vụ… thì cũng phải cung cấp cho Tòa án.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết thì người yêu cầu nộp tại Tòa án có thẩm quyền đã nêu ở trên.
Bước 2: Nộp đơn ly hôn đơn phương
Theo quy định tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015, khi yêu cầu ly hôn đơn phương, người có yêu cầu phải nộp đơn đến Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc.
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 35 BLTTDS, những tranh chấp về hôn nhân và gia đình sẽ do Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.
Tuy nhiên, nếu những vụ án ly hôn này có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì Tòa án cấp huyện không có thẩm quyền mà thuộc về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh (Căn cứ Điều 37 BLTTDS).
Do đó, nếu hai công dân Việt Nam ly hôn trong nước thì nộp đơn ly hôn đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bị yêu cầu ly hôn đơn phương cư trú hoặc làm việc. Nếu có yếu tố nước ngoài sẽ do Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện.
Bước 3: Xem xét giải quyết ly hôn đơn phương
Thủ tục ly hôn đơn phương được thực hiện như thủ tục của một vụ án dân sự. Do đó, theo quy định của BLTTDS 2015, thời gian ly hôn đơn phương phải trải qua các giai đoạn: Chuẩn bị xét xử, mở phiên tòa…
Trong trường hợp thông thường, thời gian giải quyết một vụ án ly hôn đơn phương thường là ít nhất 04 tháng. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều trường hợp phức tạp, vì nhiều lý do bất khả kháng… mà có thể kéo dài hơn.
- Sau khi nhận được đơn từ nguyên đơn, Tòa án phải xem xét có thụ lý đơn hay không sau 05 ngày làm việc.
- Nếu hồ sơ hợp lệ thì Tòa án gửi thông báo cho nguyên đơn đóng tiền tạm ứng án phí, Tòa án ra quyết định thụ lý đơn ly hôn đơn phương từ thời điểm nguyên đơn nộp biên lai đã đóng tiền tạm ứng án phí (Điều 191 và Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
- Hòa giải: Thủ tục hòa giải tại Tòa án là thủ tục bắt buộc trước khi đưa vụ án ra xét xử trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
- Nếu hòa giải thành: Tòa án lập biên bản hòa giải thành và sau 07 ngày mà các đương sự không thay đổi về ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành và quyết định này có hiệu lực ngay và không được kháng cáo kháng nghị.
- Nếu hòa giải không thành: Tòa án cũng phải lập biên bản hòa giải không thành sau đó ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
- Phiên tòa sơ thẩm: Sau khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử các bên được Tòa án gửi giấy triệu tập và được thông báo rõ về thời gian, địa điểm mở phiên Tòa sơ thẩm.
Nếu không hòa giải thành và xét thấy đủ điều kiện để giải quyết ly hôn thì Tòa án sẽ ra bản án chấm dứt quan hệ hôn nhân của hai vợ chồng…
Bước 4: Nộp án phí ly hôn đơn phương
Trong vụ án ly hôn đơn phương, ngoài yêu cầu về quan hệ hôn nhân, thông thường hai vợ chồng sẽ yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng. Do đó, theo quy định của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, nếu một vụ ly hôn không có giá ngạch thì mức án phí là 300.000 đồng.
Ngược lại, nếu vụ án ly hôn có giá ngạch thì căn cứ vào giá trị của tài sản được phân chia, án phí ly hôn sẽ từ 300.000 đồng trở lên. Trong đó, cao nhất với tài sản trên 04 tỷ đồng thì án phí là 112 triệu đồng cộng với 0,1% của phần giá trị tài sản vượt 04 tỷ đồng.
Hôn nhân là một hình thức ràng buộc con người trong một thể chế xã hội chặt chẽ, khuôn phép, cùng tuân thủ theo những nguyên tắc mà luật pháp quy định về hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, khi sự hòa hợp trong hôn nhân không còn, tình cảm giữa hai bên đã hết thì ly hôn chính là giải pháp tốt nhất để cho hai bên có cơ hội bước tiếp trên con đường riêng. Trường hợp một bên không đồng ý ly hôn thì bên còn lại vẫn có thể thực hiện thủ tục đơn phương ly hôn. Chính vì vậy, qua bài viết này, Luật Ánh Ngọc xin được chia sẻ đến quý vị những thông tin pháp lý liên quan đến việc đơn phương ly hôn.Với những thông tin được chia sẻ trên đây, Luật Ánh Ngọc hy vọng giải đáp được phần nào thắc mắc của quý vị. Để biết thêm chi tiết về các quy định cấp dưỡng, quý khách hàng có thể liên hệ với Công ty Luật Ánh Ngọc qua trang web. Hy vọng những thông tin được Luật Ánh Ngọc chia sẻ trong bài viết đem lại những lợi ích tốt nhất cho quý khách hàng.
Với sự hỗ trợ chuyên nghiệp của các luật sư, khách hàng có thể yên tâm tin tưởng vào chất lượng dịch vụ và đạt được kết quả như mong muốn. Công ty Luật Ánh Ngọc luôn sẵn sàng trao đổi, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin cần thiết trong quá trình khách hàng thực hiện cấp dưỡng nuôi con. Xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Ánh Ngọc để được tư vấn cụ thể.