Luật Ánh Ngọc

Hợp đồng hôn nhân có hợp pháp không?

Tư vấn hôn nhân gia đình | 2024-10-13 17:17:22

1. Hợp đồng hôn nhân là gì

Hợp đồng hôn nhân hay còn gọi là hợp đồng tiền hôn nhân  là một loại hợp đồng mà chủ thể là các đôi nam nữ trước khi chính thức kết hôn thực hiện nhằm thỏa thuận về các vẫn đề pháp lý như phân định tài sản chung, tài sản riêng, trước, trong và sau hôn nhân hoặc liên quan đến việc một hoặc hai bên muốn chấm dứt hợp đồng hôn nhân, quyền nuôi con và chia tài sản nếu vợ chồng ly hôn. Hiện nay theo pháp luật của Việt Nam chưa có một quy định chính thức nào về hợp đồng hôn nhân hay hợp đồng tiền hôn nhân, tuy nhiên Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã có sự công nhận chế độ thỏa thuận xác lập tài sản chung vợ chồng. Theo quy định tại Điều 47 thì trong trường hợp hai người kết hôn mà lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn. Thỏa thuận này phải được lập bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Khi đã có văn bản thỏa thuận thì chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.

Như vậy mặc dù pháp luật không quy định rõ là hợp đồng hôn nhân nhưng thông qua những thỏa thuận về chế độ tài sản thì cũng được hiểu là nam nữ trước khi kết hôn có thể lập hợp đồng hôn nhân để thỏa thuận về tài sản của hai vợ chồng. Hợp đồng hôn nhân đó theo pháp luật Việt Nam hiện tại được gọi là thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên thỏa thuận đó phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực và được lập trước khi kết hôn.

Nội dung cơ bản của thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bao gồm: tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng; quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan, tài sản để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của gia đình; điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản; …Vợ chồng có quyền được sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về chế độ tài sản.

2. Hợp đồng hôn nhân có hợp pháp không?

Việc xác lập quan hệ hôn nhân được pháp luật đặt ra nhằm mục đích xây dựng gia đình giữa 01 nam và 01 nữ, dựa trên tinh thần tự nguyện, trên cơ sở là tình yêu do hai người có đủ điều kiện để kết hôn và được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thì sẽ được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Theo đó, bất cứ việc kết hôn nào không nhằm mục đích xây dựng gia đình mà chỉ lợi dụng việc kết hôn để thực hiện mục đích khác như xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, nước ngoại… là trái pháp luật và sẽ bị pháp luật xử lý nghiêm khắc. Như vậy, ngoài hợp đồng hay còn gọi là văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng thì những thỏa thuận khác đều không được pháp luật quy định. Đặc biệt những hợp đồng hôn nhân vì mục đích trục lợi, hợp đồng lập ra để kết hôn giả là những hợp đồng vi phạm pháp luật.

Như vậy, có thể thấy chỉ có thỏa thuận về tài sản của vợ chồng là được pháp luật công nhận còn các trường hợp lập hợp đồng hôn nhân khác đều chưa được pháp luật quy định và có thể bị coi là kết hôn giả tạo. Khi đó, quan hệ hôn nhân sẽ không được Tòa án công nhận.

Vậy trong trường hợp của anh M và chị C thì hợp đồng hôn nhân giữa hai người được cho là trái pháp luật. Đối với cuộc hôn nhân giữa anh M và chị C có được coi là kết hôn giả tạo hay hôn nhân trái pháp luật hay không?

Nếu hai bên nam, nữ kết hôn không nhằm mục đích kết hôn mà kết hôn hoặc lập hợp đồng hôn nhân vì mục đích khác thì sẽ bị coi là kết hôn giả tạo. Bởi vậy, Việc xử lý kết hôn giả tạo được quy định tại Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Theo đó, để hủy kết hôn trái pháp luật thì Tòa án căn cứ vào yêu cầu của vợ, chồng, điều kiện kết hôn, điều kiện công nhận quan hệ hôn nhân hợp pháp… để quyết định. Lúc này, nếu hai bên vợ chồng đã có đủ điều kiện kết hôn theo quy định thì:

- Khi xem xét, giải quyết yêu cầu có liên quan đến việc hủy kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào yêu cầu của đương sự và điều kiện kết hôn, điều kiện công nhận quan hệ hôn nhân quy định tại Luật hôn nhân và gia đình để quyết định.

- Trường hợp tại thời điểm kết hôn, hai bên kết hôn không có đủ điều kiện kết hôn nhưng sau đó có đủ điều kiện kết hôn quy định tại Luật hôn nhân và gia đình thì Tòa án xử lý như sau:

 + Nếu cả hai cùng yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án quyết định công nhận kể từ khi hai bên đủ điều kiện kết hôn;

Ví dụ: Trong trường hợp của anh M và chị C, nếu cả anh M và chị C đều phát sinh tình cảm với đối phương và cùng muốn xây dựng gia đình trong tương lai thì có thể cùng yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân và Tòa án quyết định công nhận quan hệ hôn nhân của hai người kể từ thời điểm đó.

 + Nếu chỉ có một trong hai bên yêu cầu hủy việc kết hôn trái phép hoặc công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật;

Ví dụ: Trong trường hợp của anh M và chị C, nếu cả anh M và chị C đều không phát sinh tình cảm với đối phương và không muốn xây dựng gia đình trong tương lai thì có thể cùng yêu cầu Tòa án không công nhận quan hệ hôn nhân và Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.

 + Nếu một hoặc hai bên yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc có một bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia không có yêu cầu thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật. Trường hợp có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu Tòa án giải quyết thì quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm kết hôn đến thời điểm hủy việc kết hôn trái pháp luật được giải quyết theo quy định tại Điều 12 của Luật hôn nhân và gia đình..

+ Trong trường hợp hai bên cùng yêu cầu Tòa án cho ly hôn hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án giải quyết cho ly hôn. Trường hợp này, quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con từ thời điểm kết hôn đến thời điểm ly hôn được giải quyết theo quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm kết hôn đến trước thời điểm đủ điều kiện kết hôn được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của Luật hôn nhân và gia đình về quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm đủ điều kiện kết hôn đến thời điểm ly hôn được giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

Ví dụ: Nếu anh M trong thời gian hôn nhân lại gặp được một người khác và anh có phát sinh tình cảm với người đó dẫn đến anh không còn muốn chung sống, xây dựng gia đình với chị C trong tương lai thì anh có thể yêu cầu Tòa giải quyết ly hôn.

Lúc này, nếu việc kết hôn giả tạo bị Tòa án tuyên hủy thì quan hệ vợ chồng giữa hai người sẽ chấm dứt. Kèm theo đó quan hệ giữa cha mẹ và con cái, chế độ tài sản chung sẽ được giải quyết như khi vợ chồng ly hôn. Khi xử lý yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình có hiệu lực tại thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân để xác định việc kết hôn có trái pháp luật hay không. Trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu xử lý việc kết hôn trái pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình và pháp luật tố tụng dân sự có hiệu lực tại thời điểm giải quyết.

3. Có nên lập hợp đồng hôn nhân hay không?

Trong phần này, Luật Ánh Ngọc này đang đề cập đến trường hợp hai vợ chồng kết hôn hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật Việt Nam mà cần thực hiện lập hợp đồng tiền hôn nhân.Việc xây dựng hợp đồng hôn nhân không có nghĩa họ kết hôn vì lợi ích vật chất mà họ nhằm mục đích để tránh xảy ra những tranh chấp trong suốt quá trình họ sống cùng nhau hoặc ngay cả khi họ không thể tiếp tục sống cùng nhau và lựa chọn giải pháp ly hôn.

Theo khoản 1 Điều 48 của Luật HNGĐ 2014 thì vấn đề tài sản trong thời kỳ hôn nhân bao gồm:

- Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng;

- Quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình;

- Điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản;

- Nội dung khác có liên quan.

Vậy lợi ích của việc lập hợp đồng tiền hôn nhân có thể kể đến như sau:

3.1. Phân định tài sản

Hợp đồng tiền hôn nhân được thiết lập nhằm phân định rõ ràng tài sản nào là tài sản riêng của từng người; tài sản nào là tài sản mà cả hai góp làm tài sản chung. Hoặc cả vợ và chồng sẽ dành ra cụ thể bao nhiêu tiền hàng tháng để lo cho cuộc sống chung của gia đình. Số còn lại sẽ được người nắm giữ độc lập quản lý và phát triển. Hợp đồng hôn nhân sẽ rất có ích với những cặp vợ chồng có nguồn thu nhập, tài chính ổn định và hiện đại trong tư duy. Đồng thời, nó cũng rất phù hợp với những trường hợp được thừa kế, được tặng cho tài sản; mà người nhận muốn giữ làm tài sản riêng. Điều này tránh những mâu thuẫn không cần thiết của hai vợ chồng về vấn đề tài sản.

3.2. Giảm thiểu những tranh cãi, mâu thuẫn về tiền bạc

Tiền bạc là nguyên nhân chủ yếu của nhiều cuộc cãi vã, mâu thuẫn trong đời sống hôn nhân. Vì vậy, hợp đồng hôn nhân với những thỏa thuận rõ ràng về vấn đề tài sản; sẽ giúp các cặp đôi giảm thiểu tối đa những mâu thuẫn về tiền bạc trong suốt thời kỳ hôn nhân. Một cuộc hôn nhân tránh những tranh cãi về tiền bạc là một cuộc hôn nhân có khả năng tiến xa.

3.3. Giải quyết ly hôn nhanh chóng, tiết kiệm

Trong trường hợp chẳng may cuộc hôn nhân của hai người có những mâu thuẫn, tranh cãi hoặc lí do khác dẫn đến đổ vỡ thì. Hợp đồng hôn nhân sẽ giúp cho quá trình giải quyết ly hôn diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và không gây thêm những tổn thất về mặt tinh thần cho cả 2 bên. Vấn đề tài sản là vấn đề lớn cần nhiều thời gian để thẩm định và phân chia nhất. Vì vậy, khi đã có những thỏa thuận rõ ràng; tòa án sẽ căn cứ vào hợp đồng hôn nhân để giải quyết vấn đề liên quan tới tài sản. Khi hai bên ký hợp đồng hôn nhân, các cặp đôi sẽ thỏa thuận để phân định rõ ràng tài sản của mỗi người, tài sản chung- tài sản riêng, bên cạnh đó các thỏa thuận về những khoản nợ cũng như việc xử lý tài sản chung khi xảy ra ly hôn. Qua đó bảo vệ tối đa được lợi ích tài chính cho mỗi bên vợ, chồng.

Như vậy, ngoài hợp đồng hay còn gọi là văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng thì những thỏa thuận khác đều không được pháp luật quy định. Bất cứ loại hợp đồng nào không nhằm mục đích xây dựng gia đình mà chỉ lợi dụng việc kết hôn để thực hiện mục đích khác : xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, mục đích trục lợi, hợp đồng lập ra để kết hôn giả … là trái pháp luật và sẽ bị pháp luật xử lý nghiêm khắc.

Một tình yêu đẹp luôn là tiền đề cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Một gia đình hạnh phúc chính là một tế bào khỏe mạnh góp phần cho xã hội ngày càng phát triển hơn. Bởi vậy, hạnh phúc không chỉ là đích đến, hạnh phúc chính là cả một hành trình. Hành trình ấy chính là hôn nhân giữa hai người dựa trên cơ sở tình yêu. Một mối quan hệ hôn nhân dựa trên hợp đồng không thể nào bền vững và tiến xa, thậm chí để lại nhiều tổn thất tinh thần cho cả hai người. Đó chính là một trong những lí do khiến pháp luật cấm tất cả các hình thức hôn nhân hợp đồng, hôn nhân giả tạo. Chính vì vậy, qua bài viết này, Luật Ánh Ngọc xin được chia sẻ đến quý vị những thông tin liên quan đến hợp đồng hôn nhân và giải đáp câu hỏi hợp đồng hôn nhân có hợp pháp không. Qua đó, Luật Ánh Ngọc mong rằng những chia sẻ về chế tài đối với hành vi hôn nhân giả tạo sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng này. Với những thông tin được chia sẻ về Hợp đồng hôn nhân có hợp pháp không?, Luật Ánh Ngọc hy vọng giải đáp được phần nào thắc mắc của quý vị. Để biết thêm chi tiết về các quy định hợp đồng hôn nhân, quý khách hàng có thể liên hệ với Công ty Luật Ánh Ngọc qua trang web. Hy vọng những thông tin được Luật Ánh Ngọc chia sẻ trong bài viết đem lại những lợi ích tốt nhất cho quý khách hàng.

Với sự hỗ trợ chuyên nghiệp của các luật sư, khách hàng có thể yên tâm tin tưởng vào chất lượng dịch vụ và đạt được kết quả như mong muốn. Công ty Luật Ánh Ngọc luôn sẵn sàng trao đổi, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin cần thiết trong quá trình khách hàng thực hiện cấp dưỡng nuôi con. Xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Ánh Ngọc để được tư vấn cụ thể.


Bài viết khác