Luật Ánh Ngọc

Sự khác biệt giữa hành vi vi phạm hình sự và vi phạm hành chính

Tư vấn luật hình sự | 2024-04-04 10:49:19

1. Vi phạm pháp luật

Vi phạm hình sựvi phạm hành chính đều là hành vi vi phạm pháp luật nên trước khi đi vào tìm hiểu 2 khái niệm trên nên hiểu rõ vi phạm pháp luật là gì? Vi phạm pháp luật có thể hiểu là hành vi làm trái luật, có lỗi và do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Theo khoa học pháp lý Việt Nam, vi phạm pháp luật được chia thành các 04 loại dựa vào tính chất và mức độ gây nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm đó. Đó là:

2. Vi phạm hình sự là gì?

Vi phạm hình sự hay còn gọi là tội phạm theo khoản 1 Điều 8 BLHS 2015 quy định: “là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.”

Có thể bạn quan tâm: Xử phạt khai thác cát trái phép trên sông như thế nào?

3. Vi phạm hành chính là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, vi phạm hành chính: “là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”.

4. Khác nhau cơ bản giữa vi phạm hành chính và vi phạm hình sự

 

Khác nhau cơ bản giữa vi phạm hành chính và vi phạm hình sự

4.1. Về căn cứ pháp lý

Theo khoản 1 Điều 2 Bộ luật hình sự 2015 quy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.” Như vậy, tội phạm chỉ được quy định duy nhất trong Bộ luật hình sự và chỉ Quốc Hội mới có quyền ban hành có quy định về tội phạm và khung hình phạt. Nếu hành vi vi phạm pháp luật đó không được quy định trong Bộ luật hình sự, thì không thể bị coi là tội phạm – không có luật thì không có tội.

Theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hiện hành, vi phạm hành chính không chỉ được quy định trong một bộ luật cụ thể, mà được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau từ luật và pháp lệnh, nghị định, nghị quyết, chỉ định và thông tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Hiện nay nước ta không có một bộ luật hành chính riêng biệt là bởi vì lĩnh vực hành chính rất rộng và đa dạng, với nhiều văn bản pháp luật, do đó chúng ta không thể tóm gọn chúng thành một bộ luật duy nhất.

4.2. Về các dấu hiệu cấu thành

Thứ nhất, mặt khách quan:

- Về mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi: Tội phạm hình sự có mực độ nguy hiểm cao hơn vi phạm hành chính

- Về số lần vi phạm: Trong 1 số trường hợp bị coi là tội phạm khi đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về hành vi đã thực hiện. Quy định của Bộ luật hình sự hiện hành có 75 tội có cấu thành “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm”.

Thứ hai, mặt chủ quan:

- Bộ luật hình sự quy định 04 hình thức lỗi của chủ thể là: lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả.

- Bên cạnh đó vi phạm hành chính chỉ quy định hai hình thức lỗi là cố ý và vô ý.

Thứ ba, chủ thể:

- Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính bao gồm cá nhân và tổ chức.

- Bộ luật hình sự 2015 quy định chủ thể thực hiện hành vi phạm tội là cá nhân và pháp nhân thương mại.

Thứ tư, khách thể:

- Đối với vi phạm hành chính là các hành vi xâm phạm các quy định trong quản lý hành chính nhà nước mà  không phải là tội phạm.

- Vi phạm hình sự là hành vi xâm phạm các mối quan hệ được Bộ luật Hình sự bảo vệ: tính mạng, sức khỏe công dân...

4.3. Về chế tài xử lý

- Vi phạm hành chính bị xử lý bằng các chế tài hành chính(cảnh cáo, phạt tiền…) và không để lại án tích.

- Tội phạm hình sự loại vi phạm pháp luật vị áp dung chế tại xử phạt nặng nhất quy định tại Bộ luật hình sự là các chế tài hình sự: phạt tù, tử hình, …và có để lại án tích trong lý lịch tư pháp của người phạm tội.

4.4. Về chủ thể có thẩm quyền xử lý

 

Về chủ thể có thẩm quyền xử lý

- Đối với các tội phạm, chỉ một cơ quan duy nhất là Tòa án có thẩm quyền để xử lý.

- Bởi vì lĩnh vực hành chính rộng khắp trên đời sống xã hội, việc vi phạm hành chính là phổ biến nên việc xử lý đối tượng vi phạm hành chính, theo quy định của pháp luật hiện hành, được giao cho rất nhiều cơ quan và người có thẩm quyền ở các ngành, các cấp chủ yếu là các chức danh thuộc cơ quan quản lý hành chính nhà nước và một số cơ quan khác như: Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam,...

Xem thêm bài viết tại: Phạm tội nào sẽ bị đi tù? Cần làm gì để tránh bị phạt tù

4.5. Về trình tự, thủ tục xử lý

- Trong trường hợp vi phạm hành chính, quá trình xem xét và quyết định chế tài hoặc xử phạt chỉ có một đối tượng có thẩm quyền, thường là cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính thường mang tính chất đơn phương đến từ phía cơ quan hành chính nhà nước.

- Trong khi đó, việc chế tài hình sự thường bao gồm các hình phạt liên quan đến việc tước quyền tự do của người phạm tội.

5. Ví dụ về vi phạm hình sự và vi phạm hành chính.

5.1. Ví dụ

Anh A vì mục đích cá nhân đã phá 5000 m2 rừng sản xuất mà không được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bị xử lý như thế nào?

-> Cơ sở pháp lý: căn cứ theo Hiến pháp 2013; BLHS 2015 Luật BVMT 2014; Nghị định 157/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản

Căn cứ điểm b khoản 5 điều 20 NĐ 157/2013/NĐ-CP: Anh A sẽ bị phạt hành chính gồm:           

Giả sử anh A phá trên 5000m2 rừng sản xuất trái pháp luật vì mục đích cá nhân thì bị xử lý như thế nào?

Căn cứ điểm b khoản 1 điều 243. Tội hủy hoại rừng

1. Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

b) Rừng sản xuất có diện tích từ trên 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2);

Anh A có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đến 500 triệu, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

5.2. Có thể bị xử phạt cả hành chính và hình sự nếu có hành vi vi phạm pháp luật?

Theo Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020)

Điều 62. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự

1. Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, thì người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển ngay hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.

2. Trong quá trình thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu hành vi vi phạm được phát hiện có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đó và trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày tạm đình chỉ phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự; trường hợp đã thi hành xong quyết định xử phạt thì người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.

3. Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có trách nhiệm xem xét, kết luận vụ việc và trả lời kết quả giải quyết bằng văn bản cho người có thẩm quyền đã chuyển hồ sơ trong thời hạn theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự; trường hợp không khởi tố vụ án hình sự thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng phải trả hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến.

Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, nếu cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có quyết định khởi tố vụ án thì người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải huỷ bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính và chuyển toàn bộ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tài liệu về việc thi hành quyết định xử phạt cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.

4. Việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự phải được thông báo bằng văn bản cho cá nhân vi phạm.

Căn cứ Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020): Chuyển hồ sơ vụ vi phạm để xử phạt hành chính

1. Đối với vụ việc do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó lại có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án, nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính, thì trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày ra quyết định, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển các quyết định nêu trên kèm theo hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm và đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

2. Việc xử phạt vi phạm hành chính được căn cứ vào hồ sơ vụ vi phạm do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự chuyển đến.

Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền xử phạt tiến hành xác minh thêm tình tiết để làm căn cứ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

3. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 30 ngày, kể từ ngày nhận được các quyết định quy định tại khoản 1 Điều này kèm theo hồ sơ vụ vi phạm. Trong trường hợp cần xác minh thêm quy định tại khoản 2 Điều này thì thời hạn tối đa không quá 45 ngày.

Như vậy, trong trường hợp đang trong quá trình cơ quan có thẩm quyền xem xét để ra quyết định xử phạt hành chính mà có yếu tố tội phạm thì người ra quyết định xử phạt hành chính phải chuyển hồ sơ qua cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự và ngược lại, nếu không đủ yếu tố cấu thành tội phạm để xử lý vi phạm hình sự thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm sang người có thẩm quyền xử phạt hành chính.

Trong trường hợp đã thi hành quyết định xử phạt hành chính mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định khởi tố vụ án thì phải huỷ quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã ra trước đó và chuyển hồ sơ theo quy định.

Mọi vướng mắc chưa rõ hoặc có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác, quý khách vui lòng liên hệ với bộ phận luật sư tư vấn pháp của Luật Ánh Ngọc qua gọi điện thoại: 0878.548.558  hoặc email: lienhe@luatanhngoc.vn để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc nhanh chóng. Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Ánh Ngọc

 


Bài viết khác