Luật Ánh Ngọc

Quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật bị phạt thế nào?

Tư vấn luật hình sự | 2024-09-01 02:26:55

1. Quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại Điều 2 Luật An toàn thực phẩm 2010 thì thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học. 

Thời gian qua, không khó để bắt gặp những quảng cáo, lời giới thiệu, chào mời mua thực phẩm chức năng sai sự thật từ những nghệ sĩ, diễn viên nổi tiếng giới thiệu tới người tiêu dùng thông qua các nền tảng mạng xã hội (youtube, facebook, tiktok,...). Ngoài tình trạng các cá nhân, tổ chức quảng cáo sai thông tin thực phẩm chức năng. Còn có nhiều nơi quảng cáo thực phẩm chức năng như thần dược, khiến người mua tin tưởng, trong quá trình sử dụng không có hiệu quả mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và nghiêm trọng hơn là nguy hiểm đến tính mạng của người tiêu dùng. Với những hành vi quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật như vậy sẽ bị xử phạt ra sao theo quy định của pháp luật?

1.1. Xử phạt hành chính

Theo quy định tại Điều 52 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 128/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực du lịch, thể thao, quyền tác giả, quyền liên quan đến văn hóa và quảng cáo có quy định cụ thể về mức phạt như sau:

Xử phạt hành chính

 

Xử phạt hành chính

Ngoài bị xử phạt tiền, cá nhân hoặc tổ chức có hành vi quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật còn bị áp dụng thêm các hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả. Trong đó:

Hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả

Xem thêm bài viết tại đây: Nghệ sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật bị phạt như thế nào?

1.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Hành vi quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội quảng cáo gian dối theo quy định tại Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

2. Câu hỏi thường gặp

2.1. Để quảng cáo thực phẩm chức năng cần điều kiện gì?

Theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 20 Luật Quảng cáo 2012 và Điều 5 Nghị định 181/2013/NĐ-CP thì nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng phải đáp ứng những điều kiện sau:

Điều kiện để quảng cáo thực phẩm chức năng

Xem thâm bài viết tại đây: Trường hợp bị cấm quảng cáo thực phẩm chức năng?

2.2. Quy trình tiến hành quảng cáo thực phẩm chức năng cần những gì?

Để có thể quảng cáo thực phẩm chức năng, trước hết bạn cần phải có Giấy xác nhận quảng cáo thực phẩm chức năng. Do đó, căn cứ theo Điều 20 Thông tư 9/2015/TT-BYT thì quy trình để được cấp Giấy xác nhận quảng cáo thực phẩm chức năng bao gồm 4 bước sau:

Quy trình tiến hành quảng cáo thực phẩm chức năng

2.3. Buôn bán thực phẩm chức năng giả có đi tù không?

Theo quy định tại Điều 193 BLHS 2015 thì hành vi buôn bán thực phẩm chức năng giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm như sau:

Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm

Hành vi buôn bán hàng giả là việc thực hiện 1 hoặc 1 số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế biến, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chiết xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, đóng gói và các hoạt động khác để làm ra hàng giả. Như vậy, khi có hành vi buôn bán thực phẩm chức năng giả thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm.

Trên đây là phân tích của Luật Ánh Ngọc về "Phạt quảng cáo thực phẩm chức năng sai sự thật" Nếu bạn còn thắc mắc nào về bài viết trên hãy liên hệ chúng tôi để nhận hỗ trợ nhé!


Bài viết khác