1. Quảng cáo thực phẩm chức năng là gì?
Thực phẩm chức năng (Functional Foods) là một loại thực phẩm được thiết kế để cung cấp lợi ích sức khỏe đặc biệt ngoài chức năng cơ bản của việc cung cấp dinh dưỡng, nó không phải là thuốc. Mục tiêu của thực phẩm chức năng là cung cấp lợi ích cho sức khỏe mà không chỉ đơn thuần là cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cơ bản. Ví dụ, một số thực phẩm chức năng có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ sức kháng, cải thiện tình trạng tim mạch, hoặc hỗ trợ sức khỏe tâm trí.
Quảng cáo thực phẩm chức năng là việc tiếp thị và quảng bá sản phẩm thực phẩm có các lợi ích sức khỏe hoặc chức năng đặc biệt cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, quảng cáo thực phẩm chức năng thường phải tuân theo các quy định và quy tắc về sức khỏe và quảng cáo được đặt ra bởi cơ quan quản lý thực phẩm và y tế của mỗi quốc gia để đảm bảo tính trung thực và đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
2. Trường hợp "cấm quảng cáo thực phẩm chức năng "
Theo Điều 7 Luật Quảng cáo 2012 quy định về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo như sau:
Căn cứ vào quy định trên, thực phẩm chức năng không thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo do đó được phép quảng cáo thực phẩm chức năng trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Tuy nhiên, dù được phép nhưng người quảng cáo thực phẩm chứng năng phải tuân theo quy định pháp luật quáng cáo để không bị vi phạm. Dưới đây là các trường hợp cấm quảng cáo thực phẩm chức năng:
3. Lưu ý khi quảng cáo thực phẩm chức năng
Hiên nay, cơ quan quản lý nhà nước đã ban hành quy định pháp luật để siết chặt hoạt động quảng cáo thực phẩm chức năng của doanh nghiệp. Theo đó, tổ chức, doanh nghiệp chỉ được phép thực hiện quảng cáo khi có giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng do cơ quan quản lý nhà nước cấp.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải lưu ý nội dung sau để không bị sai phạm trong việc quảng cáo:
Với lý do trên, dù muốn hay không đơn vị quảng cáo bắt buộc phải tìm hiểu kỹ lưỡng các quy định pháp luật về quảng cáo thực phẩm chức năng để đảm bảo hoạt động quảng cáo được thực hiện đúng quy định pháp luật, nếu vi phạm doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 5 triệu đến 30 triệu đồng tùy theo mức độ vi phạm. Luật Ánh Ngọc lấy ví dụ các hành vi minh họa cho các mức phạt như sau:
Trên đây là bài viết về các trường hợp bị cấm quảng cáo thực phẩm chức năng của Luật Ánh Ngọc. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tìm hiểu sâu về vấn đề này, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ chúng tôi.