Luật Ánh Ngọc

Quy định xử phạt hành vi phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

Tư vấn luật hình sự | 2024-08-09 09:45:15

1. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là gì?

Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy được hiểu như thế nào?

Để hiểu như thế nào là tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thì trước hết cần hiểu thế nào là "văn hóa phẩm", "đồi trụy" "truyền bá". Theo đó:

Như vậy, tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là hành vi làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy gây ảnh hưởng xấu đến đạo đức và trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Xem thêm bài viết tại: Có được áp dụng tình tiết giảm nhẹ trong trường hợp phạm tội lần đầu?

2. Dấu hiệu định tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

Người có hành vi phạm truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có 4 dấu hiệu định tội như sau:

- Về khách thể của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy đó là xâm phạm chế độ bảo tồn và phát triển nền văn hóa Việt Nam, có ảnh hưởng tiêu cực rất lớn đến đời sống tinh thần đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên.

- Mặt khách quan của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy đó là người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội khách quan như truyền bá (phổ biến) tới người khác các văn hóa phẩm đồi trụy bằng 1 hoặc nhiều thủ đoạn khác nhau như làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy. Cụ thể:

- Về chủ thể của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là người đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

- Về mặt chủ quan của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội nhận thức rõ hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện. Và người phạm tội phải thực hiện với mục đích nhằm phổ biến hoặc truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy cho người khác

Lưu ý: Nếu một người có các hành vi làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác nhưng không nhằm phổ biến hoặc truyền bá cho người khác thì cũng không cấu thành tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.

3. Xử phạt hình sự đối với người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

Bộ luật hình sự quy định như thế nào đối với người có hành vi
phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

- Theo quy định tại Điều 326 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, ngoài hành vi khách quan như là làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi có ít nhất 1 trong các dấu hiệu dưới đây thì mới cấu thành tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy nếu thiếu các dấu hiệu dưới đây thì sẽ không cấu thành tội phạm:

Như vậy, người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các dấu hiệu trên, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

- Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Ngoài hình phạt chính đã phân tích ở trên thì người phạm tội còn có thể bị áp dụng thêm hình phạt bổ sung đó là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Xem thêm bài viết tại đây: Vai trò của luật sư trong vụ án hình sự 

4. Một số câu hỏi thường gặp

Hành vi tung clip "nóng" lên mạng xã hội có phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy hay không?

4.1. Có truy cứu với hành vi đưa hình ảnh khiêu dâm, mát mẻ của chính mình lên mạng xã hội không?

Theo Luật Ánh Ngọc thì hành vi đưa hành ảnh có tính chất khiêu dâm, mát mẻ của chính bản thân mình lên mạng xã hội (Facebook, Tiktok,...) có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Bởi vì tội truyền bá văn hóa phẩm là tội có cấu thành vật chất, tức là phải có hành vi khách quan, hậu quả và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.

Do đó, khi người nào có hành vi đưa hình ảnh khiêu dâm, mát mẻ tức là đã có 1 trong 7 hành vi của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy chúng tôi đã phân tích ở trên, trong đó có hành vi "làm ra" (Tức là hành vi tạo ra các vật phẩm có tính chất khiêu dâm, gợi dục, dâm ô như quay phim, ghi âm, chụp ảnh,..)và hậu quả của hành vi đó là phổ biến cho người khác (phổ biến có thể hiểu là người phạm tội cho người khác xem, cho nghe các vật phẩm có tính chất đồi trụy).

Như vậy, khi một cá nhân đưa hình ảnh khiêu dâm của mình lên mạng xã hội chính là sự truyền bá (phổ biến) văn hóa phẩm đồi trụy, tùy vào mức độ mà có những mức truy cứu trách nhiệm hình sự khác nhau. Cụ thể:

4.2. Tung clip nhạy cảm của người khác có bị truy cứu tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy?

Theo Luật Ánh Ngọc thì hành vi tung clip "nóng" của người khác lên mạng xã hội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy khi có đủ yếu tố cấu thành tội phạm đã được chúng tôi phân tích ở phần dấu hiệu định tội. Cụ thể, hành vi tung clip nhạy cảm của người khác có thể là hành vi "làm ra", "sao chép" hay "lưu hành" và hậu quả là nhằm phát tán, truyền bá văn bá phẩm đồi trụy đến người khác đó là tung lên mạng xã hội, các group kín,...

Như vậy, tùy vào tính chất và mức độ mà người tung clip có thể bị truy cứu trách nhiệm với những khung hình phạt khác nhau như phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt từ từ 6 tháng đến 3 năm; phạt từ từ 3 năm đến 10 năm; phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.

Ngoài ra, hành vi tung clip "nóng" của người khác mà gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh đó thì người tung clip "nóng" còn phải bồi thường thiệt hại cho người đó.

Trên đây là phân tích của Luật Ánh Ngọc về "Quy định xử phạt hành vi phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy" Bạn còn vấn đề nào cần giải đáp ở bài viết trên hãy liên hệ tới chúng tôi để nhận giải đáp nhé!


Bài viết khác