Luật Ánh Ngọc

Sử dụng tiền giả để mua bán phạm tội gì? Xử phạt tội sử dụng tiền giả

Tư vấn luật hình sự | 2024-03-18 17:40:01

1. Tiền giả là gì

Căn cứ theo Điều 17 Luật Ngân hàng quy định, ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan duy nhất phát hành tiền giấy và tiền kim loại của nước ta cũng như là đơn vị thiết kế mệnh giá, kích thước, trọng lượng, hoa văn, hình vẽ khác của tờ tiền.

Căn cứ Điều 1 Thông tư 28/2013/TT-NHNN quy định về xử lý tiền giả, tiền nghi giả trong ngành ngân hàng, tiền giả là những loại tiền được làm giống như tiền Việt Nam nhưng không phải do Ngân hàng nhà nước tổ chức in, đúc và phát hành.

Từ định nghĩa trên, có thể suy ra một số đặc điểm của tiền giả như sau:

Mọi người cũng xem: Thủ tục phát hành trái phiếu doanh nghiệp

2. Xử phạt người phạm tội sử dụng tiền giả để mua bán như thế nào?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 23 Luật ngân hàng, pháp luật nghiêm cấm hành vi làm tiền giả, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả. Do đó, người nào thực hiện hành vi sử dụng tiền giả sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả” theo Điều 207 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự nếu người phạm tội sử dụng tiền giả để tiến hành giao dịch, mua bán tài sản.

2.1. Xử phạt người phạm tội sử dụng tiền giả về “Tội lưu hành tiền giả”

 

Xử phạt người phạm tội sử dụng tiền giả về “Tội lưu hành tiền giả”

Tội lưu hành tiền giả là một trong 04 nhóm tội thuộc "Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả” quy định tại Điều 207 Bộ luật Hình sự (Tội làm tiền giả, Tội tàng trữ tiền giả, Tội vận chuyển tiền giả, Tội lưu hành tiền giả). Tội lưu hành tiền giả có một số đặc điểm sau đây:

Như vậy, người phạm tội sử dụng tiền giả thỏa mãn các dấu hiệu trên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội “Lưu hành tiền giả” với mức hình phạt sau đây:

2.2. Xử phạt người phạm tội sử dụng tiền giả về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

 

Xử phạt người phạm tội sử dụng tiền giả về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”

Người phạm tội sử dụng tiền giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự nếu người đó đồng thời thỏa mãn các đặc điểm sau:

Căn cứ theo Điều 174 Bộ luật Hình sự, người phạm tội sử dụng tiền giả bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” bị áp dụng một trong các mức hình phạt sau đây:

Xem thêm bài viết: Khung hình phạt tội lợi dụng lòng tin lừa đảo chiếm đoạt tài sản

3. Trường hợp sử dụng tiền giả nhưng không biết tiền đó là giả thì có bị xử phạt không?

 

Trường hợp sử dụng tiền giả nhưng không biết tiền đó là giả thì có bị xử phạt không?

Pháp luật hiện hành chỉ quy định hành vi sử dụng tiền giả bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi người đó thực hiện hành vi với lỗi cố ý, nghĩa là người đó biết rõ tiền mình sử dụng là tiền giả. Như vậy, có thể nói, trường hợp người nào vô ý sử dụng tiền giả nhưng không biết đó là tiền giả thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, nếu sau đó người đó phát hiện tiền giả hoặc tiền nghi là giả nhưng che giấu, không nộp lại thì có thể bị xử lý hành chính theo quy định tại Nghị định số 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng (được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 143/2021/NĐ-CP).

4. Nhận biết tiền giả để tránh phạm tội sử dụng tiền giả

Để tránh vô tình sử dụng tiền giả hoặc vi phạm pháp luật do sử dụng tiền giả, chúng ta cần phân biệt được một số điểm khác nhau giữa tiền thật và tiền giả. Dưới đây là một số điểm khác biệt có thể kể đến như sau:

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn thủ tục tố giác người có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Trên đây, bài viết đã cung cấp một số thông tin về tội sử dụng tiền giả theo pháp luật hiện hành. Có thể thấy, người nào sử dụng tiền giả để mua bán thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lưu hành tiền giả hoặc tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản với mức phạt cao nhất là tù chung thân. Nếu độc giả còn bất kì vấn đề nào thắc mắc về Sử dụng tiền giả để mua bán phạm tội gì? Xử phạt tội sử dụng tiền giả hoặc có nhu cầu tư vấn các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ Luật Ánh Ngọc qua số điện thoại: 0878.548.558 hoặc qua email: lienhe@luatanhngoc.vn để được hỗ trợ, tư vấn trong thời gian sớm nhất.


Bài viết khác