Luật Ánh Ngọc

Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất ở

Tư vấn luật đất đai | 2024-03-18 10:59:54

1. Chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở là gì

Đất trồng lúa là đất có các điều kiện phù hợp để trồng lúa gồm đất chuyên trồng lúa nước và đất trồng lúa khác. Đất chuyên trồng lúa nước là đất mà một năm có thể trồng được hai vụ lúa nước trở lên. Đất trồng lúa khác là đất chỉ phù hợp trồng lúa một năm một vụ hoặc đất trồng lúa nương.

Đất ở là một trong những loại đất phi nông nghiệp được sử dụng chủ yếu vào mục đích xây nhà ở, xây dựng các công trình phục vụ cho đời sống, vườn, ao gắn liền với nhà ở trong cùng một thửa đất thuộc khu dân cư gồm đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị.

Như vậy, chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở thực chất là hoạt động chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Việc chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở được thực hiện bằng một quyết định hành chính và phải được sự chấp thuận cho phép chuyển đổi của cơ quan có thẩm quyền.

2. Điều kiện chuyển đất trồng lúa sang đất ở

 

Điều kiện chuyển đất trồng lúa sang đất ở

Theo quy định của Luật Đất đai, đất trồng lúa có ý nghĩa rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế nên nhà nước có chính sách bảo vệ đất trồng lúa, hạn chế việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Nhà nước chỉ thực hiện chuyển đổi mục đích trong trường hợp thật cần thiết nhưng đồng thời có các biện pháp bổ sung diện tích đất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa. Vì vậy, so với các loại chuyển đổi mục đích sử dụng đất khác, việc chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở phải đáp ứng nhiều điều kiện khác nhau. Để có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất ở, người sử dụng đất phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:

Ngoài ra, tùy thuộc vào tính chất của đất trồng lúa hoặc mục đích sau khi chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở, người chuyển mục đích sử dụng đất còn phải đáp ứng được các điều kiện sau:

Mọi người cũng xem: Có được phép xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp không?

3. Trình tự, thủ tục chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở

 

Trình tự, thủ tục chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở

3.1. Chuẩn bị hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất ở

Trong đó:

Ngoài ra, đối với người chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở để đầu tư, kinh doanh, thương mại thì cần bổ sung thêm các giấy tờ sau: Biên bản xác minh thực địa; Bản sao bản thuyết minh dự án đầu tư đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước xét duyệt hoặc không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư; bản sao báo cáo kinh tế - kỹ thuật, văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện cho pháp chuyển mục đích sử dụng đất…; Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất, tờ trình kèm theo dự thảo quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Mọi người cũng xem: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới nhất

3.2. Nộp hồ sơ chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở

Trường hợp địa phương nơi người chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở đã có bộ phận một cửa để thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì nngười sử dụng đất nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa. 

Trường hợp địa phương chưa có bộ phận một cửa, đối với người chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở là tổ chức thì nộp hồ sơ tại Sở tài nguyên và Môi trường. Nếu người chuyển đổi mục đích sử dụng đất là cá nhân, hộ gia đình thì nộp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường.

3.3. Giải quyết hồ sơ chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan tài nguyên và môi trường xem xét, kiểm tra nếu thấy hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì sẽ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh trong thời gian không quá 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.

3.4. Người chuyển đổi đất trồng lúa sang đất thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận kết quả

Các nghĩa vụ tài chính mà người sử dụng đất phải nộp để hoàn tất thủ tục chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở bao gồm:

Sau khi người sử dụng đất hoàn thành nghĩa vụ tài chính, người chuyển đổi đất trồng lúa sang đất nông nghiệp nhận được Quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất sau khi cung cấp minh chứng đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

4. Tự ý chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở có bị phạt không?

 

Tự ý chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở có bị phạt không

Mức phạt đối với hành vi tự ý chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở (đồng)

Diện tích đất chuyển (x)(ha)

Khu vực nông thôn

Khu vực đô thị

x < 0,01

3.000.000  – 5.000.000

Bằng 02 lần mức tiền tương ứng

0,01 ≤ x < 0,02

5.000.000  - 10.000.000

0,02 ≤ x < 0,05

10.000.000 - 15.000.000

0,05 ≤ x < 0,1

15.000.000  - 30.000.000

0,1 ≤ x < 0,5

30.000.000  -  50.000.000

0,5 ≤ x < 01

50.000.000  -  80.000.000

01 ≤ x < 03

80.000.000  - 120.000.000

x ≥ 3

120.000.000  - 250.000.000

 

Xem thêm bài viết:

5. Cơ sở pháp lý thực hiện việc chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở

Có thể bạn quan tâm:

Như vậy, không phải mọi trường hợp chuyển đổi đất trồng lúa sang đất ở đều hợp pháp mà tùy thuộc vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của Ủy ban nhân dân các cấp và nhu cầu của người chuyển mục đích sử dụng đất. Để có thể chuyển mục đích sử dụng đất hợp pháp, người sử dụng đất cần lưu ý các điều kiện chuyển đổi và hoàn thành các khoản nghĩa vụ tài chính để việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nói chung và chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất nông nghiệp được tiến hành nhanh chóng.

Để được tư vấn chi tiết hơn, Quý khách hàng có thể tham khảo bài viết Đất thổ cư là gì? Thủ tục chuyển đổi sang đất thổ cư của Luật Ánh Ngọc. Nếu độc giả còn gặp vấn đề khó khăn trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất hoặc có nhu cầu tư vấn các vấn đề đất đai khác, xin vui lòng liên hệ với Luật Ánh Ngọc để được hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng và kịp thời.


Bài viết khác