Luật Ánh Ngọc

Thế nào là nhà ở xã hội? Điều kiện mua bán nhà ở xã hội

Tư vấn luật đất đai | 2024-10-05 04:06:22

1. Khái niệm nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội là 1 loại hình nhà ở khá đặc biệt khi dành cho người có thu nhập thấp thuê hoặc mua với giá ưu đãi khi đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định. Theo đó, khái niệm nhà ở xã hội được quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 “Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở”. Với mục đích hỗ trợ, giúp đỡ những người lao động có thu nhập thấp, không ổn định có được chỗ ở để sinh sống và làm việc.

Qua khái niệm trên, nhà ở xã hội có những đặc điểm nhất định như sau:

2. Điều kiện mua nhà ở xã hội

2.1. Đối tượng nào được mua nhà ở xã hội? 

Theo quy định tại Điều 49 Luật Nhà ở 2014 thì có 10 nhóm đối tượng sau được mua nhà ở xã hội:

- Người có công với cách mạng. Theo Nghị quyết 46/NQ-CP về việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg thì người có công với cách mạng gồm:

- Hộ nghèo, hộ cận nghèo ở khu vực nông thôn;

- Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu;

- Người thu nhập thấp, hộ nghèo, hộ cận nghèo ở khu vực đô thị;

- Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong, ngoài khu công nghiệp;

- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Các đối tượng trả lại nhà ở công vụ. Đó là những người đã trả lại nhà ở công vụ do không còn thuộc đối tượng được thuê nhà ở hoặc không còn nhu cầu về nhà ở công vụ hoặc có hành vi vi phạm thuộc diện bị thu hồi nên phải trả lại nhà ở công vụ cho Nhà nước.Trong trường hợp người trả lại nhà công vụ không thuộc diện bị thu hồi nhà ở do các hành vi vi phạm như bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng; bên thuê, thuê mua không nộp tiền nhà từ 3 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng…và chưa có nhà ở tại nơi sinh sống sau khi trả nhà công vụ thì được cơ quan có thẩm quyền nơi người đó sinh sống căn cứ tình hình cụ thể để cho mua nhà ở xã hội hoặc giao đất ở để họ xây dựng nhà ở;

- Học sinh, sinh viên ở các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở xã hội trong thời gian học tập;

- Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở mà chưa được Nhà nước bồi thường nhà ở, đất ở. Tức là, những hộ gia đình, cá nhân trên có thể đang chờ giải quyết bồi thường bằng nhà ở, đất ở của Nhà nước nên được hỗ trợ nhà ở xã hội.

Trên đây là các đối tượng mà theo pháp luật quy định được hưởng chính sách hỗ trợ về mua nhà ở xã hội. Nhìn chung, đây là các đối tượng gặp khó khăn, trở ngại trong việc tìm kiếm nhà ở nên xuất phát từ mục tiêu giúp đỡ các đối tượng này có chỗ ở tử tế thì pháp luật quy định những đối tượng trên được hỗ trợ về nhà ở xã hội.

2.2. Điều kiện để được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Các đối tượng muốn được hưởng chính sách hỗ trợ về mua nhà ở xã hội phải đáp ứng những điều kiện sau:

Thứ nhất, chính sách ưu đãi đối với nhà ở xã hội phụ thuộc vào nhóm đối tượng cũng như hình thức hỗ trợ mà cần đáp ứng một điều kiện hoặc đáp ứng cả 3 điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập tại Luật Nhà ở. Theo đó, các đối tượng tại các khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 49 của Luật Nhà ở năm 2014 theo quy định tại Điều 51 Luật Nhà ở 2014 được hỗ trợ mua bán nhà ở xã hội phải đảm bảo cả 3 điều kiện về tình trạng nhà ở, nơi cư trú và thu nhập.

Điều kiện

* Về đối tượng

* Về điều kiện tình trạng nhà ở, nơi cư trú và thu nhập

+ Trường hợp 1 phải là các đối tượng chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn diện tích nhà ở tối thiểu của Chính Phủ. Theo quy định tại Nghị định số 49/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội yêu cầu diện tích nhà ở bình quân phải dưới 10m²sàn/ người.

+ Trường hợp 2 đây phải là đối tượng chưa được mua nhà ở xã hội hưởng bất kỳ chính sách nào về việc hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập.

+ Phải có đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương hoặc tỉnh, nơi có nhà ở xã hội.

+ Trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố đó trừ trường hợp đối tượng là học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập thì không cần phải đáp ứng yêu cầu này. Vì đây là chủ thể chỉ được hưởng chính sách hỗ trợ dưới hình thức thuê nhà ở xã hội.

Thứ hai, đối với trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 50 của Luật Nhà ở phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu về nhà ở tương ứng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ ba, đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 50 của Luật Nhà ở 2014 thì phải đáp ứng điều kiện về nhà ở, cư trú theo quy định sau đây:

- Có đất ở nhưng chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng nhà ở bị hư hỏng, dột nát;

- Có đăng ký thường trú tại địa phương nơi có đất ở, nhà ở cần phải xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa.

Ngoài ra, các đối tượng hưởng dụng chính sách nhà ở xã hội phải có các hồ sơ, tài liệu chứng minh mình thuộc đối tượng hưởng dụng mua bán nhà ở xã hội và đủ điều kiện được hưởng dụng chính sách mua bán nhà ở xã hội theo quy định tại Điều 22 Nghị định 49/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Nghị định 100/2015/NĐ-CP của CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

Xem thêm bài viết: Quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất

3. Điều kiện bán nhà ở xã hội

Sự ưu đãi của Nhà nước không chỉ đối với người mua nhà ở xã hội mà còn ưu đãi với chủ đầu tư, thể hiện thông qua hình thức: hỗ trợ vốn từ Nhà nước hoặc nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng nhà ở không phải bằng nguồn vốn hoặc hình thức quy định tại khoản 1 Điều 53 Luật Nhà ở 2014. Theo đó, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội được lựa chọn hình thức bán nhà ở hình thành trong tương lai hoặc bán nhà ở có sẵn.

3.1. Bán nhà ở xã hội hình thành trong tương lai 

Theo Điều 63 Luật Nhà ở thì việc bán nhà ở xã hội hình thành trong tương lai phải tuân thủ những điều kiện sau:

3.2. Bán nhà ở xã hội có sẵn 

Việc bán nhà ở xã hội có sẵn phải tuân thủ những điều kiện sau đây:

Xem thêm bài viết tại: Đất trong quy hoạch có bán được không? Mua bán đất như thế nào?

4. Hồ sơ đề nghị mua nhà ở xã hội gồm những giấy tờ nào? 

Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 49/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Nghị định 100/2015/NĐ-CP của CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội thì hồ sơ đề nghị mua nhà ở xã hội gồm những giấy tờ sau:

- Giấy tờ chứng minh về đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ mua nhà ở xã hội

- Giấy tờ chứng minh về thực trạng nhà ở

- Giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú

- Giấy tờ chứng minh về điều kiện thu nhập

Xem thêm bài viết tại: Dịch vụ tư vấn pháp lý về đất đai mới nhất năm 2023

5. Trình tự, thủ tục mua nhà ở xã hội

Cơ sở pháp lý: Điều 20 Nghị định 49/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Nghị định 100/2015/NĐ-CP của CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

* Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách

Bước 1: Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu mua nhà ở xã hội nộp hồ sơ cho chủ đầu tư dự án.

Bước 2: Giải quyết yêu cầu.

Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội có trách nhiệm gửi Danh sách các đối tượng khả năng được giải quyết mua nhà ở xã hội theo thứ tự ưu tiên tới Sở Xây dựng địa phương nơi có dự án để kiểm tra xem có đúng đối tượng được hỗ trợ và loại trừ những trường hợp người được mua nhà ở xã hội được hỗ trợ nhiều lần hoặc đã có nhà ở, đất ở; đã được Nhà nước hỗ trợ về nhà ở, đất ở; có phát sinh nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân tại địa phương. Cơ quan có thẩm quyền phối hợp với Sở Xây dựng để xác minh thông tin theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm về kết quả xác minh.

Mỗi hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu mua nhà ở xã hội chỉ được nộp giấy tờ đăng ký tại một dự án. Trong trường hợp dự án không còn quỹ nhà để bán, chủ đầu tư phải nêu rõ lý do và trả lại hồ sơ để người có nhu cầu mua nhà ở xã nộp tại dự án khác.

Sau khi ký Hợp đồng mua bán nhà ở xã hội, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm lập đầy đủ Danh sách các đối tượng đã được mua nhà ở xã hội gửi về Sở Xây dựng địa phương nơi có dự án để công bố công khai trong thời hạn 30 ngày làm việc và lưu trữ để phục vụ cho công tác quản lý, kiểm tra. Đồng thời, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm công bố công khai danh sách này ở trụ sở làm việc của chủ đầu tư và tại Sàn giao dịch bất động sản hoặc trên Trang thông tin điện tử về nhà ở xã hội của chủ đầu tư (nếu có).

* Đối với nhà ở xã hội do hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng

Bước 1: người có nhu cầu mua nhà ở xã hội nộp hồ sơ cho chủ hộ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội

Bước 2: Giải quyết yêu cầu

Sau khi tập hợp đầy đủ hồ sơ đăng ký của những đối tượng có nhu cầu, hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở xã hội có trách nhiệm gửi Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, xác nhận Danh sách đối tượng được mua nhà ở xã hội trước khi chủ hộ và người mua nhà ở xã  thực hiện việc ký Hợp đồng mua nhà ở xã hội.

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sao hồ sơ đăng ký và Danh sách đối tượng được mua nhà ở xã hội gửi Sở Xây dựng để kiểm tra, loại trừ trường hợp đối tượng mua nhà ở xã hội được hỗ trợ nhiều lần.

Xem thêm bài viết tại: Chiêu trò lừa đảo trong mua bán bất động sản hiện nay và lưu ý?

6. Giá mua bán, chuyển nhượng nhà ở xã hội

Giá bán 1m2 = [(Tổng số vốn đầu tư – Phần lợi nhuận từ bán, cho thuê mua diện tích nhà ở thương mại + Lợi nhuận định mức)/ Tổng diện tích sử dụng nhà ở xã hội để bán] x hệ số điều chỉnh giá bán x (1 + GTGT)

Trong đó,


Bài viết khác