Luật Ánh Ngọc

Những trường hợp không phải xin giấy phép xây dựng

Tư vấn luật đất đai | 2024-03-01 18:57:06

1. Giấy phép xây dựng được hiểu như thế nào?

Giấy phép xây dựng là một trong những điều kiện bắt buộc khi xây dựng công trình. Căn cứ theo khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng 2020 quy định giấy phép xây dựng  là một văn bản pháp lý được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chủ đầu tư, cho phép họ thực hiện các hoạt động xây dựng như xây mới, sửa chữa, cải tạo, hoặc di dời công trình.

Theo khoản 3 Điều 89 của Luật Xây dựng 2020 quy định chung về cấp giấy phép xây dựng chia thành các loại cụ thể như sau:

 

Giấy phép xây dựng được hiểu như thế nào?

2. Điều kiện để được cấp giấy phép xây dựng

Theo Điều 91 của Luật Xây dựng năm 2020, có một số điều kiện cần phải đáp ứng để được cấp giấy phép xây dựng cho công trình trong đô thị. Cụ thể như sau: 

- Phải phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Nếu công trình xây dựng ở khu vực trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc thiết kế đô thị, thì phải tuân theo quy chế quản lý kiến trúc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

- Phải phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Phải đảm bảo an toàn cho công trình, công trình lân cận, và tuân thủ yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ. Cần bảo đảm an toàn cho hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa. Đồng thời, phải đảm bảo khoảng cách an toàn đến các công trình dễ cháy, nổ, độc hại, và công trình quan trọng liên quan đến quốc phòng và an ninh.

- Thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định và phê duyệt theo quy định tại Điều 82 của Luật Xây dựng.

- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phải tuân theo các quy định tại các Điều 95, 96, và 97 của Luật Xây dựng 2020.

Theo Điều 92 của Luật Xây dựng, để được cấp giấy phép xây dựng cho công trình ngoài tuyến đô thị, cần phải thỏa mãn một số điều kiện sau đây:

- Phải phù hợp với vị trí và tổng mặt bằng của dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.

- Phải đáp ứng điều kiện quy định tại các khoản 3, 4, và 5 của Điều 91 trong Luật Xây dựng.

Để đạt được giấy phép xây dựng cho nhà ở riêng lẻ tại đô thị, phải tuân thủ các điều kiện chung sau:

- Công trình cần phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch được phê duyệt và tuân thủ quy chế quản lý kiến trúc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

- Cần đảm bảo an toàn cho công trình, công trình lân cận, đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ. Đồng thời, cần bảo đảm an toàn cho hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa. Phải đảm bảo khoảng cách an toàn đến các công trình dễ cháy, nổ, độc hại và các công trình quan trọng liên quan đến quốc phòng và an ninh.

- Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại khoản 7 của Điều 79 trong Luật.

- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng cần phải tuân thủ quy định tại khoản 1 của Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật.

3. Những trường hợp "không phải xin giấy phép xây dựng"

Có nhiều trường hợp mà pháp luật không quy định phải xin giấy phép xây dựng, theo quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 89 của Luật Xây dựng năm 2020. Các trường hợp này bao gồm cụ thể:

 

Những trường hợp không phải xin giấy phép xây dựng

4. Những câu hỏi liên quan đến việc xin giấy phép xây dựng

4.1. Xây nhà cấp 4 có phải xin giấy phép xây dựng không?

Chỉ khi nhà cấp 4 rơi vào những trường hợp quy định tại khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, thì việc xin giấy phép xây dựng trước khi khởi công là bắt buộc.

Tóm lại, xây dựng nhà cấp 4 tại khu vực nông thôn, không thuộc khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa... thì không cần phải xin giấy phép xây dựng.

4.2. Thời gian xin cấp giấy phép xây dựng

Đối với việc cấp giấy phép xây dựng mới, bao gồm cả giấy phép xây dựng tạm, giấy phép xây dựng điều chỉnh, và giấy phép di dời, quy trình này không dài quá 20 ngày làm việc đối với các công trình. Đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị, thời gian là 15 ngày làm việc, trong khi ở nông thôn, chỉ mất 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp cấp lại hoặc gia hạn giấy phép xây dựng, thời gian cũng không vượt quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

4.3. Thẩm quyền xin cấp giấy phép xây dựng

Khi bạn muốn xin giấy phép xây dựng cho nhà ở riêng lẻ, bạn có thể nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công hoặc Bộ phận một cửa cấp huyện.

Đối với các công trình thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bạn nộp hồ sơ tại Trung tâm hành chính công của tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương, hoặc Bộ phận một cửa liên thông để chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cấp giấy phép xâu dựng cho bạn

Như vậy, dựa vào nhu cầu của bạn thì sẽ nộp giấy phép xây dựng ở đó để được cấp phép. 

4.4. Không có giấy phép xây dựng công trình có bị xử phạt?

Ngoài quy định về việc phá dỡ công trình không có giấy phép, căn cứ theo Điều 15 của Nghị định 16/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính, các hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình mà cần giấy phép xây dựng như sau sẽ bị xử phạt:

 

Không có giấy phép xây dựng công trình có bị xử phạt?

Bài viết trên đây nói về chủ đề những trường hợp không phải xin cấp phép xây dựng. Để biết thêm các thông tin và được tư vấn chuyên sâu, hãy liên hệ tới Luật Ánh Ngọc để được hỗ trợ và giải quyết kịp thời về vấn đề này, hoặc những vấn đề khách mà Quý khách cần được tư vấn. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm sẽ hỗ trợ Quý khách. 


Bài viết khác