Luật Ánh Ngọc

Các trường hợp không phải xin phép khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Tư vấn luật đất đai | 2024-03-18 10:58:21

1. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất là gì

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất là trường hợp người sử dụng đất thay đổi mục đích sử dụng đất ban đầu được xác định trong các quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất của Nhà nước theo đúng căn cứ, quy định của pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu của người sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất.

Xem thêm bài viết: Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất ở

2. Một số trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất không phải xin phép

 

Một số trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất không phải xin phép

Xuất phát từ đa dạng của các loại đất và tính năng, công dụng của chúng, pháp luật hiện nay không quy định cụ thể các trường hợp không phải xin phép khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất mà chỉ quy định các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Từ đó, có thể suy ra trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất không phải xin phép là trường hợp người sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng đất ban đầu sang mục đích sử dụng khác phù hợp với nhu cầu của bản thân, quy hoạch của Nhà nước trừ các trường hợp sau đây:

Đặc biệt, theo quy định tại Điều 11 Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT (được sửa đổi, bổ sung các năm 2017, 2018, 2019, 2021) quy định trong một số trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất không phải thông qua sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), người dân phải thực hiện đăng ký biến động, cụ thể như sau:

2.1. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác

Đất trồng cây hàng năm là đất được sử dụng để trồng các loại cây mà tổng thời gian gieo trồng, thu hoạch và kết thúc chu kỳ sản xuất không qua 01 năm và các loại cây hàng năm được lưu gốc để được thu hoạch trong thời gian không quá 05 năm và cây hàng năm được được canh tác không thường xuyên. Đất trồng cây hàng năm được chuyển đổi sang đất nông nghiệp khác không phải xin phép nhưng cần đăng ký biến động là đất hàng năm gồm đất trồng lúa  và đất trồng cây hàng năm khác như đất trồng các loại cây rau màu, cây dược liệu, mía, đay, cói, sả, dâu tằm (gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác). Người sử dụng đất có thể chuyển đổi đất trồng cây hàng năm sang các loại đất nông nghiệp khác như:

Mọi người cũng xem: Đất thổ cư là gì? Thủ tục chuyển đổi sang đất thổ cư

2.2. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang đất trồng cây lâu năm

Đây là việc người sử dụng đất đang trồng các loại cây có thời gian gieo trồng, thu hoạch dưới 01 năm trừ trồng cây lúa nước hoặc đang sử dụng để nuôi trồng thủy sản sang sử dụng để trồng các lại cây chỉ cần trồng một lần nhưng thu hoạch được nhiều lần trong nhiều năm như cây cao su, cà phê, bưởi, cam, chanh,…

2.3. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm

Đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần nhưng có khả năng sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm. Việc chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm gồm:

2.4. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất thương mại, dịch vụ sang các loại đất khác thuộc đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp

2.5. Chuyển đổi đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp

Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác.

Người sử dụng đất có thể chuyển đổi đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm sang sử dụng với mục đích như một trong những loại đất nêu trên.

2.6. Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở

Đất ở là đất mà trên đó hình thành các khu sinh sống tập trung, lâu dài và thường nằm ở những nơi có vị trí thuận lợi cho đời sống và sinh hoạt của ccn người như ở khu vực trung tâm của vùng, gần các vị trí sông nghòi, hệ thống đường giao thông thuận lợi cho giao lưu hàng hóa,… và thường có giá trị lớn, cho nên khi tiến hành chuyển đổi đất ở sang đất phi nông nghiệp khác, người dân cần đăng ký biến động để cơ quan thẩm quyền được biết.

Ngoài ra, mặc dù pháp luật không giới hạn các trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất không phải xin phép, tuy nhiên, khi thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, người sử dụng đất cần căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của Ủy ban dân dân cấp huyện đã được phê duyệt và nhu cầu sử dụng đất của người sử dụng đất. Đồng thời, cần lưu ý một số vấn đề sau khi chuyển mục đích sử dụng đất:

3. Trình tự, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất không phải xin phép

 

Trình tự, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất không phải xin phép

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất không phải xin phép

Người sử dụng đất cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:

Bước 2: Nộp hồ sơ:

Tùy thuộc vào từng địa phương mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quy chế tiếp nhận, luân chuyển, giải quyết và trả kết quả giải quyết chuyển đổi mục đích sử dụng đất khác nhau. Tuy nhiên, dù quy chế quyết định như thế nào thì người có đất muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất đều có thể gửi hồ sơ đến một trong các cơ quan sau:

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Bước 4: Nhận kết quả giải quyết chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Sau thời hạn quá 03 ngày kể từ ngày có kết quả giải quyết hoặc sau khi người sử dụng đất nộp chứng từ hoàn thành nghĩa vụ tài chính, sau khi ký hợp đồng thuê đất, sau khi có văn bản miễn nghĩa vụ tài chính, người chuyển mục đích sử dụng đất sẽ được Văn phòng đăng ký đất đai trao Giấy chứng nhận hoặc Ủy ban nhân dân xã trao giấy chứng nhận.Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cơ quan nhận hồ sơ  sẽ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do.

Thời gian thực hiện thủ tục cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất là không quá 15 ngày kể từ ngày Văn phòng đăng ký đất đai nhận đủ hồ sơ hợp lệ, không bao gồm các ngày nghỉ, ngày lễ, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất;… Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn thì thời gian giải quyết là 25 ngày.

Có thể bạn quan tâm: Làm thế nào để tránh vi phạm quy định về quản lý, sử dụng đất đai?

4. Thời hạn sử dụng đất sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất

 

Thời hạn sử dụng đất sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Như vậy, mặc dù pháp luật quy định các trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất không phải xin phép Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện nhưng đồng thời cũng bổ sung thêm các điều kiện phải được đăng ký biến động đất đai. Điều này tạo điều kiện để các cơ quan quản lý đất đai có thể nắm bắt và quản lý tình hình đất đai trên địa bàn, từ đó xem xét và đánh giá để đưa ra các phương án sử dụng đất hợp lý cho các năm tiếp theo.

Trên đây, Luật Ánh Ngọc đã đưa ra các trường hợp người sử dụng đất được chuyển đổi mục đích sử dụng đất mà không cần phải có sự chấp thuận của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu độc giả còn có bất kỳ vấn đề nào thắc mắc hoặc có nhu cầu chuyển mục mục đích sử dụng đất, Luật Ánh Ngọc với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm về lĩnh vực đất đai sẽ luôn hỗ trợ và đồng hành cùng độc giả.

Tham khảo thêm bài viết Đất thổ cư là gì? Thủ tục chuyển đổi sang đất thổ cư để hiểu rõ hơn về vấn đề.


Bài viết khác