1. Thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh khi thay đổi tên công ty
Trong quá trình hoạt động, khi thay đổi chiến lược, ngành nghề kinh doanh, đối tượng khách hàng hướng tới. Công ty có thể phải thay tên để phù hợp với hiện tại. Khi thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh về tên công ty, các bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
1.1. Thủ tục thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh
- Hồ sơ
Để thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh khi thay đổi tên công ty, các bạn phải tiến hành nộp hồ sơ tới Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở. Các bạn cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ sau:
- Biên bản họp Hội đồng thành viên với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông với loại hình công ty cổ phần. Nội dung biên bản họp về nội dung thay đổi tên công ty và tên công ty sau khi đã thay đổi.
- Quyết định tương ứng với mỗi biên bản họp từng loại hình công ty, riêng với công ty trách nhiệm một thành viên thì chỉ cần Quyết định của Chủ sở hữu
- Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh theo mẫu Phụ lục II-1 của Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT. Phụ lục II-1 sẽ kết hợp nhiều mục thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh khác nhau. Khi bạn thay đổi tên công ty, bạn chỉ cần lựa chọn mục đăng ký thay đổi tên công ty.
- Giấy uỷ quyền cho người thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh về tên công ty: Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của công ty không thể tự thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh thì có thể uỷ quyền cho người khác theo quy định pháp luật để tiền hành thực hiện với Sở Kế hoạch và Đầu tư. Giấy uỷ quyền cần có đủ chữ ký hai bên và nêu rõ thông tin của bên uỷ quyền và bên nhận uỷ quyền, nội dung uỷ quyền, thời gian thực hiện.
- Giấy tờ pháp lý cá nhân của người nhận uỷ quyền (bản chứng thực).
* Hình thức thực hiện: Nộp online qua hệ thống đăng ký kinh doanh qua mạng theo đường link: Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp
1.2. Cách đặt tên không gây nhầm lẫn
Trước khi soạn thảo hồ sơ, các bạn cần kiểm tra tên mới của công ty có đảm bảo theo quy định pháp luật hay không. Nếu tên mới của công ty bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên công ty đang hoạt động khác thì khi thực hiện thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh về tên công ty, các bạn phải đặt tên mới khác theo quy định.
Các trường hợp được coi là gây nhầm lẫn với tên công ty khác được hiểu như sau:
- Tên tiếng Việt đặt mới của công ty thực hiện thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh về tên doanh nghiệp đọc giống với tên doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên viết tắt của công ty thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh về tên doanh nghiệp trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên nước ngoài của công ty thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh về tên doanh nghiệp trùng với tên nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
- Tên riêng của công ty thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh về tên doanh nghiệp chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại hình đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự hay một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc các ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
- Tên riêng của công ty thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh về tên chỉ khác với tên doanh nghiệp cùng loại hình đã đăng ký bởi một ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”;
- Tên riêng của công ty thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh về tên chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại hình đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”;
- Tên riêng của công ty thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh về tên trùng với doanh nghiệp đã đang ký.
Như vậy, để có thể kiểm tra được tên mới của công ty các bạn muốn đặt có phù hợp với quy định không thì bạn phải có kỹ năng tìm kiếm và tra các tên doanh nghiệp đã đăng ký trước đó. Các bạn có thể tìm một đơn vị tư vấn để thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh về tên công ty để giúp các bạn tiết kiệm thời gian, công sức.
1.3. Điều cần làm sau khi đổi tên công ty
Sau khi đã hoàn thiện xong thủ tục thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh về tên công ty các bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới. Một số điều các bạn cần thực hiện sau khi hoàn thành thủ tục như sau:
- Khắc lại con dấu công ty
- Làm lại biển tên của công ty
- Thay đổi lại tên chủ tài khoản Công ty tại Ngân hàng nơi mà Công ty mở tài khoản
- Thực hiện thủ tục bổ sung, cập nhật thông tin với các loại giấy phép con khác mà công ty có đăng ký;
- Thực hiệc thủ tục điều chỉnh lại thông tin trên hoá đơn, chữ ký số của công ty
- Sửa đổi đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc giấy chứng nhận văn bằng bảo hộ (nếu có).
- Thông báo đến đối tác, khách hàng và các cá nhân tổ chức có liên về việc tên công ty đã thay đổi.
>>> Có thể bạn muốn xem:
- 07 Việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp để không bị xử phạt
- Quy định về điều kiện để thành lập công ty liên doanh với nước ngoài
- Dịch vụ Đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
2. Thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh khi công ty chuyển trụ sở
2.1. Hồ sơ thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh
Tương tự như trường hợp thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh về tên công ty mà Luật Ánh Ngọc đã trình bày ở Mục 1.1. Nội dung các bạn cần thể hiện trong hồ sơ là thay đổi địa chỉ trụ sở công ty
Ngoài ra bạn cần nộp thêm thông báo về việc chuyển địa điểm của cơ quan thuế trong trường hợp công ty thay đổi địa chỉ khác với quận với địa chỉ cũ của công ty.
2.2. Lưu ý khi chuyển trụ sở khác quận
Để thay đổi địa chỉ công ty khác quận, trước khi thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh với Sở Kế hoạch và Đầu tư, bạn cần thực hiện hồ sơ thay đổi địa chỉ công ty với cơ quan thuế. Đầu tiên, các bạn phải tiến hành thủ tục chốt thuế chuyển quận với Chi cục Thuế nơi đã quản lý thuế của công ty và chờ nhận thông báo về việc đã chuyển cơ quan quản lý thuế.
Trong quá trình này các bạn không được xuất hoá đơn và cơ quan thuế sẽ rà soát lại nghĩa vụ đóng thuế, nộp báo cáo của công ty, nếu thực hiện còn thiếu xót, công ty phải hoàn thiện bổ sung.
Mặc dù thủ tục này có thể nộp trực tuyến nhưng để thuận tiện trong quá trình nộp hồ sơ, các bạn nên nộp trực tiếp tại Chi cục Thuế. Sau 10 – 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, các bạn sẽ nhận được thông báo về việc chuyển địa điểm. Lúc này bạn sẽ tiến hành thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh về địa điểm với Sở Kế hoạch và Đầu tư.
2.3. Điều cần làm sau khi đổi trụ sở
- Khắc lại con dấu công ty trong trường hợp địa chỉ mới khác quận với địa chỉ cũ;
- Thiết kế, đặt lại biển hiệu công ty theo địa chỉ mới;
- Xử lý hoá đơn khi thay đổi công ty khác quận: Trong trường hợp hoá đơn theo địa chỉ cũ vẫn còn, nếu công ty muốn tiếp tục sử dụng thì phải khắc dấu vuông địa chỉ mới công ty để đóng là hoá đơn đó và làm văn bản nộp lên cơ quan thuế quận mới. Nếu không muốn tiếp tục sử dụng hoá đơn địa chỉ cũ thì công ty bạn phải làm thông báo huỷ hoá đơn. Sau khi đặt in hoá đơn mới thì phải làm thông báo phát hành hoá đơn.
- Cập nhật lại địa chỉ mới với các bên liên quan như đối tác, khách hàng, ngân hàng,…
3. Thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh khi thay đổi ngành nghề kinh doanh
3.1. Hồ sơ thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh khi thay đổi ngành nghề kinh doanh
- Tương tự như trường hợp thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh về tên công ty mà Luật Ánh Ngọc đã trình bày ở Mục 1.1. Nội dung các bạn cần thể hiện trong hồ sơ là thay đổi ngành nghề kinh doanh. Các bạn có thể bổ sung, bỏ, sửa đổi chi tiết ngành nghề kinh doanh.
Lưu ý: Mã ngành nghề kinh doanh điền vào hồ sơ các bạn sử dụng mã cấp 4 tương ứng với mỗi ngành nghề kinh doanh được quy định trong Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.
3.2. Lưu ý khi đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện
Doanh nghiệp có thể tự do thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh đăng ký các ngành nghề kinh doanh theo quy định pháp luật. Tuy nhiên đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện, trước khi đi vào hoạt động kinh doanh ngành nghề đó, các bạn phải tiến hành thủ tục xin giấy phép cho những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vì đây là những ngành nghề kinh doanh phải đáp ứng được những điều kiện cần thiết vì có ảnh hưởng tới quốc phòng, an ninh quốc gia, sức khoẻ cộng đồng, đạo đức xã hội.
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện là những ngành nghề được quy định trong Luật chuyên ngành và các văn bản dưới luật khác do cơ quan cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Tuỳ vào từng lĩnh vực sẽ có những văn bản pháp luật chuyên ngành riêng quy định và hướng dẫn các điều kiện cần và đủ cho một ngành nghề kinh doanh có điều kiện cụ thể.
4. Thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh khi công ty thay đổi người đại diện theo pháp luật
* Hồ sơ thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh khi công ty thay đổi người đại diện theo pháp luật
Để thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh khi thay đổi người đại diện của công ty, các bạn cần chuyển bị giấy tờ sau:
- Biên bản họp Hội đồng thành viên với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông (nếu chức danh của người đại diện pháp luật công ty bị thay đổi) hoặc Biên bản họp Hội đồng quản trị (nếu chức danh người đại diện pháp luật mới của công ty giống với chức danh người đại diện pháp luật của người đại diện cũ) với loại hình công ty cổ phần.
- Quyết định của Hội đồng thành viên với loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở viên, Quyết định Đại hội đồng cổ đông (nếu chức danh của người đại diện pháp luật công ty bị thay đổi) hoặc quyết định của Hội đồng quản trị (nếu chức danh người đại diện pháp luật mới của công ty giống với chức danh người đại diện pháp luật của người đại diện cũ) với loại hình công ty cổ phần.
- Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật mẫu tại Phụ lục II-2 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT.
- Giấy uỷ quyền cho người thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh về tên công ty: Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật của công ty không thể tự thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh thì có thể uỷ quyền cho người khác theo quy định pháp luật để tiền hành thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh với Sở Kế hoạch và Đầu tư. Giấy uỷ quyền cần có đủ chữ ký hai bên và nêu rõ thông tin của bên uỷ quyền và bên nhận uỷ quyền, nội dung uỷ quyền, thời gian thực hiện.
- Giấy tờ pháp lý cá nhân của người đại diện theo pháp luật mới, người nhận uỷ quyền (bản chứng thực).
* Hình thức thực hiện: Nộp online qua hệ thống đăng ký kinh doanh qua mạng theo đường link: Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
5. Những điều cần biết khi soạn thảo hồ sơ thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh
Ở những phân tích trên, Luật Ánh Ngọc đã đưa ra những nội dung về thành phần hồ sơ và những lưu ý cụ thể cho mỗi trường hợp sơ thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên khi soạn thảo hồ sơ, các bạn cần biết những quy định chung như sau:
- Tạo tài khoản đăng ký kinh qua mạng:
Để có thế tiến hành nộp hồ sơ qua trực tuyến online, trước khi soạn thảo hồ sơ, các bạn cần phải lập tài khoản đăng ký kinh qua mang trên trang công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp qua đường link: Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Sau khi đăng ký tài khoản, nếu nộp hồ sơ bằng tài khoản đăng ký kinh doanh thì các bạn cần phải được cấp tài khoản đăng ký kinh doanh bằng cách đăng tải scan giấy tờ pháp lý cá nhân, gửi yêu cầu và đợi email xác nhận. Nếu nộp hồ sơ bằng chữ ký số công cộng, ác bạn cần gắn chữ ký công cộng vào tài khoản. Các nhà cung cấp chữ ký số công cộng được tích hợp trên Cổng thông tin quốc gia là những nhà cung cấp chữ ký số công cộng đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động.
- Hồ sơ thực hiện thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh:
Ngoài việc đảm bảo đủ các thành phần hồ sơ như đã trình bày bên trên, các bạn cần phải soạn đầy đủ các nội dung theo quy định pháp luật.
Về biên bản họp cần phải đầy đủ các nội dung sau:
- Biên bản họp phải đầy đủ một số nội dung chính như sau:
- Thời gian, địa điểm họp và mục đích, chương trình họp;
- Họ tên, tỷ lệ phần vốn góp và số ngày cấp giấy chứng nhận góp vốn của thành viên, người đại diện theo uỷ quyền họp; họ, tên và tỷ lệ phàn vốn góp, số ngày tháng đã được cấp chứng nhận phần vốn góp của các thành viên, người đại diện theo uy quyền của thành viên không đến dự họp (đối với biên bản họp Hội đồng thành viên); Số cổ đông và tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông tham dự cuộc họp và phụ lục danh sách đăng ký cổ đông, đại diện cổ đông dự hợ cùng với số phiếu bầu tương ứng (đối với biên bản họp Đại hội đồng cổ đông; Họ ten từng thành viên tham dự họp (đối với biên bản họp Hội đồng quản trị)
- Vấn đề được đưa ra thảo luận và biểu quyết, tóm tắt ý kiến phát biểu của các thành viên (nếu có);
- Tổng số phiếu biểu quyết hợp lệ hoặc không hợp lệ; tán thành hoặc không tán thành; không có ý kiến về từng vấn đề biểu quyết;
- Các quyết định được thông qua và tỷ lệ phiếu biểu quyết tương ứng.
- Biên bản cuộc họp có thể do chủ toạ và thư ký cuộc họp ký hoặc có thể bao gồm chủ toạ, thư ký và tất cả các thành viên tham dự cuộc họp ký.
Về quyết định cuộc họp phải có đủ nội dung về ý kiến đã được thông qua trong chương trình họp
Về thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh phải đúng theo mẫu như quy định.
Về thời gian thực hiện thay đổi: Trong vòng 10 ngày khi có thay đổi, công ty phải thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh để thông báo với Sở Kế hoạch và Đầu tư. Nếu quá thời hạn, công ty sẽ bị xử phạt theo quy định.
Trên đây là một số trường hợp về thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh. Ngoài ra trong quá trình hoạt động thủ tục về thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh còn có rất nhiều trường hợp khác nhau.
Như vậy có thể thấy, thủ tục thực hiện thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh có rất nhiều điểm cần lưu ý trong quá trình soạn hồ sơ và nộp hồ sơ. Nếu các bạn không nắm vững quy định pháp luật dẫn đến hồ sơ sai quy định hay quá trình nộp hồ sơ, điền thông tin trên cổng thông tin bị sai sẽ dẫn đến hồ sơ không hợp lệ và phải bổ sung. Để tiết kiệm thời gian, công sức các bạn có thể liên hệ thực hiện thủ tục với đơn vị tư vấn. Luật Ánh Ngọc là đơn vị tư vấn có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn miễn phí!