1. Thực hiện treo tên biển hiệu sau khi thành lập doanh nghiệp
Treo biển hiệu công ty sau khi thành lập doanh nghiệp là một việc tưởng chừng như đơn giản nhưng các công ty lại rất dễ mắc lỗi khi quên không thực hiện, hình thức biển sai quy định, treo biển sai vị trí theo quy định,.... Nếu không thực hiện treo biển tại trụ sở chính, các bạn có thể bị phạt từ 30 - 50 triệu đồng và bị khoá mã số thuế doanh nghiệp (theo điểm c khoản 2 điều 52 Nghị định 122/2021 /NĐ-CP ngày 28/12/2021 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư). Theo Điều 18, 34 Luật Quảng cáo năm 2012 và Điều 23 Quy chế ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP, khi thực hiện treo biển, công ty cần lưu ý những điều sau:
- Nội dung biển hiệu: Nội dung thể hiện trên biển hiệu công ty phải đầy đủ về tên, địa chỉ, mã số thuế theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Kích thước biển hiệu: Đối với biển hiệu đặt ngang thì chiều cao tối đa là 02 mét, chiều dài không quá mặt tiền nhà; đối với biển hiệu dọc thì chiều ngang tối đa 01 mét, chiều cao tối đa 04 mét nhưng không vượt quá chiều cao tầng nhà nơi đặt biển.
- Chữ viết thể hiện trên biển hiệu: Phải bằng tiếng Việt (trừ nhãn hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá và không thể thay thể bằng tiếng Việt); Trường hợp sử dụng cả tiếng Việt và tiếng nước ngoài thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt ở bên dưới chữ tiếng Việt.
- Vị trí đặt biển: Đặt sát cổng, hoặc ở mặt trước trụ sở hoặc nơi kinh doanh của Công ty. Biển hiệu không được che kín không gian thoát hiểm; không lấn chiếm vỉa hè và lòng đường làm ảnh hưởng không gian công cộng.
2. Cài đặt phần mềm Hỗ trợ kê khai thuế "HTKK" và đặt mua chữ ký số sau khi thành lập doanh nghiệp
Đây là một trong những công việc phải làm ngay sau khi thành lập doanh nghiệp, để thực hiện thủ tục này, các bạn làm theo các bước sau:
- Bước 1: Truy cập vào trang web của Tổng cục thuế và tải phần mềm HTKK phiên bản mới nhất. Sau đó tiến hành cài đặt vào máy tính.
- Bước 2: Đặt mua dịch vụ "Chữ ký số" để có thể kê khai thuế qua mạng.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ này như: Viettel, VNPT, FPT,BKAV,... Để hiểu rõ hơn, các bạn hãy liên hệ với Luật Ngọc Ánh nhận tư vấn miễn phí các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp.
3. Nộp tờ khai thuế qua mạng và nộp thuế sau khi thành lập doanh nghiệp
Sau khi thành lập doanh nghiệp, công ty sẽ phải kê khai và nộp những loại thuế như sau:
- Đối với lệ phí môn bài:
Lệ phí môn bài là lệ phí trực thu dựa vào vốn điều lệ của doanh nghiệp để nộp hàng năm. Theo điểm a, khoản 3, Điều 1 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, thời điểm kê khai lệ phí môn vài và nộp tờ khai cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp là trước ngày 30/1 năm sau năm mới ra hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc mới thành lập. Lệ phí môn bài kê khai một lần khi người nộp lệ phí mới ra hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mới thành lập.
Cũng theo nghị định trên, quy định mới từ ngày 25/2/2020 sẽ miễn lệ phí môn bài trong năm đầu hoạt động nhưng vẫn phải nộp tờ khai theo quy định.
Múc thu lệ phí môn bài sẽ phụ thuộc vào vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư đã đăng ký khi thành lập doanh nghiệp, cụ thể:
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng, lệ phí môn bài phải nộp là: 3.000.000 đồng/năm.
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đấu tư dưới 10 tỷ đồng, lệ phí môn bài phải nộp là 2.000.000 đồng/năm.
- Đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh danh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác thì lệ phí môn bài là 1.000.000 đồng/năm
- Đối với Thuế Giá trị gia tăng
Trường hợp doanh nghiệp kê khai theo tháng thì thời hạn nộp là 20 ngày kể từ khi kết thúc tháng đó.
Trường hợp doanh nghiệp kê khai theo quý thì thời hạn nộp Tờ khai thuế GTGT chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo của quý phải kê khai.
Thời điểm kê khai thuế GTGT sẽ cùng lúc là thời điểm nộp thuế giá trị gia tăng.
- Đối với Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thời hạn nộp Tờ khai thuế TNDN chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
- Đối với Thuế thu nhập cá nhân
Trong trường hợp doanh nghiệp trả thu nhập có phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân khai thuế theo tháng hoặc quý. Trường hợp trong tháng hoặc quý, doanh nghiệp trả thu nhập không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thì không phải khai thuế.
Nếu doanh nghiệp bắt đầu hoạt động chưa thuê lao động thì chưa phát sinh nghĩa vụ kê khai cũng như nộp thuế TNCN.
4. Đặt in hoá đơn GTGT điện tử sau khi thành lập doanh nghiệp
Để đặt in hoá đơn GTGT điện tử sau khi thành lập doanh nghiệp, các bạn cần làm theo các bước sau:
- Bước 1: Liên hệ với vác đơn vị bán hoá đơn điện tử để đặt mua
- Bước 2: Thông báo việc sử dụng hoá đơn điện tử đến cơ quan thuế quản lý
- Bước 3: Sau khi được cơ quan thuế chấp thuận, doanh nghiệp liên hệ với đơn vị cung cấp hoá đơn để được cấp tên đăng nhập, mật khẩu sử dụng hoá đơn.
Lưu ý: Nếu chưa có nhu cầu xuất hoá đơn, doanh nghiệp không bắt buộc phải thực hiện việc phát hành hoá đơn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ này như: Viettel, VNPT, FPT, BKAV.
5. Tạo tài khoản ngân hàng sau khi thành lập doanh nghiệp
Để phục vụ cho việc nộp thuế và giao dịch với khách hàng, đói tác, doanh nghiệp sau khi thành lập doanh nghiệp cần phải mở tài khoản ngân hàng. Tuỳ theo từng chính sách của mỗi ngân hàng, mỗi ngân hàng sẽ có một yêu cầu khác nhau, như:
- Phí duy trì tối thiểu: Ngân hàng Techcombank miễn phí phí duy trì, Ngân hàng ACB miễn phí duy trì có điều kiện, Ngân hàng MB phí duy trì là 500.000 đồng, Ngân hàng BIDV phí duy trì là 1.000.000 đồng,...
- Đăng ký kế toán khi mở tài khoản: Đa số ngân hàng đều yêu cầu, tuy nhiên có ngân hàng ACB là không bắt buộc đăng ký.
- Chọn tài khoản sim số đẹp: Một số ngân hàng hỗ trợ tốt như: ACB, MB.
- Phí giao dịch: Theo chính sách của từng ngân hàng ( Ví dụ: Ngân hàng Techcombank, Ngân hành ACB miễn phí giao dịch).
(Lưu ý: Thông tin trên có thể thay đổi theo từng thời điểm, chính sách của mỗi ngân hàng)
6. Hoàn tất nghĩa vụ góp vốn sau khi thành lập doanh nghiệp
Thành viên/cổ đông của công ty phải góp vốn đủ và đúng loại tài sản đã cam kết sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp và thực hiện chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty:
- Đối với tài sản có đăng ký bản quyền sở hữu hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan có thẩm quyền.
- Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.
Nếu các thành viên/cổ đông không góp đủ vốn theo quy định sau khi thành lập doanh nghiệp thì công ty phải thực hiện điều chỉnh giảm vốn điều lệ đã đăng ký xuống tương ứng với số vốn góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết hạn. Nếu vi phạm có thể bị xử phạt từ 30 - 50 triệu đồng.
7. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sau khi thành lập doanh nghiệp
Mặc dù không có quy định bắt buộc sau khi thành lập doanh nghiệp phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tuy nhiên để làm cơ sở pháp lý cho việc xác định chủ sở hữu, phòng tránh tranh chấp trong tương lai với các đối thủ. Luật Ánh Ngọc khuyến cáo doanh nghiệp thực hiện thủ tục này. Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực, Luật Ánh Ngọc sẽ cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đến doanh nghiệp chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.
Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Đăng ký bảo hộ thương hiệu trọn gói ở Việt Nam
- Quy trình thủ tục thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh mới 2023
Trên đây là 07 việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp, Luật Ánh Ngọc gửi đến các bạn. Với đội ngũ Luật sư, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm, Luật Ánh Ngọc sẽ mang đến các bạn những dịch vụ chuyên nghiệp và tận tâm nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua số điện thoại: 0878.548.558 và email: lienhe@luatanhngoc.vn