1. Chi nhánh công ty là gì?
Khái niệm của chi nhánh công ty đối với các loại hình doanh nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp.
Luật Ánh Ngọc lấy ví dụ:
Công ty TNHH Thương mại BG có trụ sở chính tại Hà Nội và Chi nhánh Công ty TNHH Thương mại BG tại Đà Nẵng là một chi nhánh của công ty được đặt tại Đà Nẵng.
Theo đó, Chi nhánh Công ty TNHH Thương mại BG tại Đà Nẵng là đơn vị phụ thuộc của Công ty TNHH Thương mại BG (công ty mẹ), có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của Công ty mẹ, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền.
Ngoài ra, ngành, nghề kinh doanh của Chi nhánh Công ty TNHH Thương mại BG tại Đà Nẵng phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của Công ty mẹ.
(Thành lập chi nhánh công ty mới nhất)
2. Điều kiện thành lập chi nhánh công ty
Theo quy định, sau khi công ty đã nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thì mới có thể bắt đầu tiến hành thủ tục thành lập chi nhánh. Không thể tiến hành cả thủ tục thành lập chi nhánh và công ty cùng một lúc.
Điều kiện về đặt tên chi nhánh
Tên chi nhánh được sử dụng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Cấu trúc tên chi nhánh bao gồm “Chi nhánh” + "tên công ty" + tại "địa chỉ chi nhánh"
Ví dụ: Tên công ty là Công ty TNHH ABC thì tên chi nhánh là: Chi nhánh công ty TNHH ABC tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Điều kiện trụ sở chính chi nhánh
Trụ sở chính của chi nhánh là địa chỉ liên lạc của chi nhánh đó được xác định theo địa giới đơn vị hành chính (đường, phường, xã, quận,...) và nằm trong lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp nên ghi số điện thoại và số fax (nếu có).
Công ty có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính và có thể thành lập chi nhánh ở trong nước lẫn ở nước ngoài.
Ví dụ: Công ty cổ phần A ở Thành phố Hà Nội thì công ty có thể thành lập các chi nhánh ở một hoặc nhiều địa điểm tại các quận, huyện của Thành phố Nam Định.
Điều kiện về ngành, nghề kinh doanh chi nhánh
Ngành và nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành và nghề kinh doanh của công ty, để đảm bảo tính nhất quán và hợp pháp trong hoạt động của công ty và chi nhánh. Do đó, chi nhánh có thể đăng ký hết toàn bộ ngành nghề mà công ty đã đăng ký hoặc đăng ký ít hơn.
Nếu Chi nhánh công ty đăng ký ngành nghề mà công ty chưa đăng ký thì sẽ trái với quy định: "Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp." Dẫn đến hồ sơ đăng ký thành lập sẽ bị yêu cầu sửa đổi.
Điều kiện về người đứng đầu chi nhánh
Theo luật quy định, người đứng đầu chi nhánh không phải là người đại diện theo pháp luật của chi nhánh mà chỉ đại diện theo ủy quyền thực hiện những việc trong phạm vi đã được người đại diện theo pháp luật của công ty ủy quyền. Do đó, công ty có thể bổ nhiệm thành viên trong ty hoặc người khác làm người đứng đầu chi nhánh.
Giám đốc chi nhánh là chức danh người đứng đầu chi nhánh, chịu trách nhiệm về việc quản lý điều hành chi nhánh và quyết định toàn bộ hoạt động kinh doanh của chi nhánh theo quy định của công ty. Giám đốc chi nhánh chịu sự giám sát của Tổng giám đốc/giám đốc của công ty mẹ và có quyền về việc đề xuất các phương án liên quan đến hoạt động kinh doanh, vấn đề nhân sự và sắp xếp hoạt động kinh doanh của chi nhánh đó, báo cáo kết quả hoạt động lên ban giám đốc của công ty mẹ.
Lưu ý rằng các điều kiện này có thể thay đổi tùy theo vùng lãnh thổ và loại hình doanh nghiệp cụ thể, vì vậy bạn nên tham khảo với cơ quan quản lý doanh nghiệp địa phương hoặc tư vấn từ các chuyên gia pháp lý để biết thêm chi tiết và được hướng dẫn thành lập chi nhánh công ty cụ thể.
3. Hồ sơ và thủ tục thành lập chi nhánh công ty
(Thành lập chi nhánh công ty mới nhất)
Các bước thực hiện đăng ký thành lập chi nhánh:
Bước 1: Chuẩn bị các thông tin về chi nhánh của công ty
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh công ty
Hồ sơ đăng ký hoạt động chi nhánh công ty được quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP, bao gồm:
1. Thông báo thành lập chi nhánh công ty do người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ ký;
2. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh: Bản sao quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên;
Đối với công ty cổ phần: Bản sao nghị quyết và bản sao biên bản họp của Hội đồng quản trị;
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Bản sao quyết định của chủ sở hữu công ty.
3. Bản sao CCCD/Hộ chiếu/CMND đối với người đứng đầu chi nhánh công ty;
4. Giấy ủy quyền cho công ty Luật Ánh Ngọc thực hiện thủ tục.
Lưu ý về lựa chọn phương thức hạch toán:
Phụ thuộc vào nhu cầu của công ty, chi nhánh có quyền lựa chọn hạch toán độc lập hay phụ thuộc.
- Chi nhánh hạch toán phụ thuộc: các số liệu, chứng từ doanh thu, chi phí sẽ được chuyển về công ty mẹ để hạch toán. Trường hợp chi nhánh hạch toán phụ thuộc khác tỉnh với trụ sở chính thì chi nhánh phải thực hiện kê khai và nộp thuế môn bài tại cơ quan quản lý của thuế của chi nhánh, còn trường hợp cùng tỉnh với trụ sở chính thì nộp tại cơ quan quản lý của công ty;
- Chi nhánh hạch toán độc lập: chịu trách nhiệm kê khai và nộp thuế thu nhập chi nhánh tại cơ quan thuế quản lý chi nhánh mà không liên quan gì đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Công ty mẹ sẽ làm báo cáo tài chính hợp nhất.
Có hai phương thức để nộp hồ sơ, đó là:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh/ thành phố nơi doanh nghiệp tư nhân dự kiến đặt trụ sở;
- Nộp hồ sơ điện tử trên Công thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn).
Sau khi hoàn thành việc nộp hồ sơ, công ty sẽ nộp lệ phí đăng ký thành lập chi nhánh cho Nhà nước (thông qua thanh toán điện tử hoặc trực tiếp).
Khi hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh nơi tiếp nhận hồ sơ gửi thông báo qua gmail của người thực hiện thủ tục, ngoài ra cũng sẽ có biên nhận kết quả trên cổng thông tin quốc gia.
Tùy vào từng tỉnh sẽ có các đường link để đăng ký nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính giao tận nơi khi thực hiện đăng ký bằng hình thức điện tử. Công ty cũng đến tại trụ sở cơ quan đăng ký doanh nghiệp để nhận kết quả trực tiếp.
Theo quy định Luật doanh nghiệp, cơ quan đăng ký doanh nghiệp sẽ xử lý hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân trong vòng 03 ngày làm việc kể từ sau ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu hồ sơ chưa chính xác, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ ra thông báo sửa đổi bổ sung hồ sơ theo yêu cầu, thì công ty sẽ sửa lại hồ sơ theo hướng dẫn của chuyên viên và nộp lại hồ sơ qua cổng điện tử. Thời gian nộp hồ sơ được tính lại từ đầu.
Bước 4: Thực hiện các thủ tục sau thành lập chi nhánh công ty (khắc dấu, công bố thông tin doanh nghiệp, khai thuế,..)
Tham khảo bài viết: Dịch vụ hướng dẫn thành lập công ty cổ phần mới nhất
Trên đây là bài viết về hướng dẫn thành lập chi nhánh công ty mà Luật Ánh Ngọc gửi bạn đọc tham khảo. Nếu bạn đang đắn đo về quyết định có nên thành lập chi nhánh công ty hay không, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất. Chúng tôi tin tưởng rằng sẽ giúp bạn đưa ra sự lựa chọn đúng đắn nhất khi mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường.