Luật Ánh Ngọc

Hướng dẫn soạn thảo quy chế công ty áp dụng cho mọi doanh nghiệp

Pháp lý doanh nghiệp | 2024-10-16 20:45:56

1. Quy chế công ty

1.1. Khái niệm quy chế công ty

Quy chế là toàn thể các văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc quy phạm xã hội do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự nhất định, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các thành viên của cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chế.

Quy chế là quy phạm điều chỉnh các vấn đề như chế độ chính sách, công tác nhân sự, quyền hạn, tổ chức hoạt động, …quy chế đưa ra những yêu cầu mà các thành viên thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chế cần đạt được và mang tính nguyên tắc.

1.2. Phân biệt quy định và quy chế trong doanh nghiệp

Để xây dựng hệ thống quản lý Doanh nghiệp, ngoài Điều lệ của Công ty, một số Doanh nghiệp cũng thường xây dựng hệ thống các quy trình, quy chế, quy định để phục vụ cho từng mục đích quản lý khác nhau. Nhìn chung, các nội dung này đều hướng đến xây dựng hệ thống vận hành và quản lý cho Doanh nghiệp nhưng về mặt ý nghĩa thì các loại văn bản này có chút sự khác biệt. Hãy cùng Luật Ánh Ngọc theo dõi bảng tiêu chí dưới đây để phân biệt được Quy chế và Quy định trong Doanh nghiệp.

Tiêu chí

Quy chế

Quy định

Khái niệm

Quy chế là những quy phạm liên quan đến chế độ chính sách của công ty, doanh nghiệp, công tác nhân sự, công tác tổ chức hoạt động, phân cấp nhiệm vụ, định mức, quyền hạn, đơn giá áp dụng

Quy định là quy phạm định ra những công việc, nhiệm vụ phải làm, không được làm hoặc hướng dẫn thực hiện quy định của quy phạm pháp luật, những điều quy chế của doanh nghiệp, những điều lệ của doanh nghiệp

Nội dung

Tùy thuộc vào lĩnh vực ngành nghề, tính chất đặc thù của từng doanh nghiệp sẽ có những quy chế không giống nhau, dưới đây là một số nội dung của quy chế:

Quy định cụ thể về hoạt động nội bộ như thủ tục, trình tự cuộc họp, quy trình phối hợp hoạt động giữa phòng ban trong công ty

Quy định chung về cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của công ty

Các nội dung cụ thể khác liên quan đến hoạt động quản trị nội bộ của công ty.

Chứa đựng những nội dung hướng dẫn cụ thể về chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho công tác điều hành của doanh nghiệp

Ví dụ

Quy chế lương, thưởng, quy chế tài chính, quy chế bảo mật thông tin kinh doanh

Quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, thời gian làm thêm giờ, tất cả những thông tin này đều là những thông tin về quy định mà trước khi bạn vào làm một công ty đều có những thông báo để nhân viên nắm bắt được tình hình để từ đó không mắc vào những quy định này.

2. Xây dựng quy chế công ty

Để việc xây dựng Quy chế của công ty đảm bảo các quy định của pháp luật và quy định theo Điều lệ của Doanh nghiệp. Một số Doanh nghiệp với quy mô vừa trở lên thường sẽ có riêng cho mình bộ phận pháp chế, vai trò cuả Bộ phận pháp chế trong Doanh nghiệp là đảm bảo mọi hoạt động của công ty hoạt động theo đúng những quy định của Pháp luật, giúp hạn chế tối đa những rủi ro pháp lý có thể xảy ra và bảo vệ quyền lợi cho Doanh nghiệp.

2.1. Cách xây dựng quy chế công ty

Đối với Doanh nghiệp tự xây dựng riêng cho mình hệ thống quy chế, bộ phận pháp chế có thể thực hiện các bước dưới đây:

Cách xây dựng quy chế nội bộ công ty

Một số Doanh nghiệp với quy mô nhỏ thường không có riêng bộ phận pháp chế chuyên trách, vậy làm thế nào để đảm bảo vấn đề pháp lý của Doanh nghiệp họ sẽ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý từ công ty Luật.

Cách xây dựng quy chế nội bộ công ty

2.2. Những yếu tố cơ bản trong quy chế công ty

Doanh nghiệp cần đảm bảo các yếu tố cần thiết, phù hợp với tình hình thực tế khi xây dựng và ban hành các quy chế công ty. Một số yếu tố mà Doanh nghiệp cần lưu ý khi xây dựng quy chế:

Những yếu tố cơ bản trong quy chế công ty

2.3. Vai trò của việc xây dựng quy chế công ty

Quy chế công ty là công cụ hữu dụng giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng phát triển văn hóa nội bộ, xây dựng thương hiệu và bản sắc riêng cho mình. Mặc dù pháp luật không thực sự quy định về nội dung và hình thức của quy chế công ty nhưng việc doanh nghiệp xây dựng riêng cho mình một hệ thống quy chế nội bộ mang những đặc trưng riêng của công ty.

Vai trò của việc xây dựng quy chế công ty

3. Các loại quy chế công ty

Quy chế công ty được sử dụng chủ yếu trong nội bộ công ty, tùy thuộc vào mục đích quản lý mà doanh nghiệp sẽ xây dựng bộ quy chế công ty dựa trên những nội dung khác nhau.

Các loại quy chế công ty

Trên đây là toàn bộ nội dung về chủ đề Quy chế công ty: Hướng dẫn xây dựng, soạn thảo quy chế công ty áp dụng cho mọi doanh nghiệp mà chúng tôi cung cấp tới quý khách hàng. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ đến 0878.548.558 hoặc lienhe@luatanhngoc.vn, Luật Ánh Ngọc với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm sẽ hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho bạn.


Bài viết khác