1. Điều kiện thành lập phòng khám Nha khoa
1.1. Điều kiện về cơ sở vật chất
Đây là điều kiện tiên quyết khi thành lập phòng khám Nha khoa. Bởi chi khi đáp ứng được cơ sở vật chất hạ tầng thì phóng khám Nha khoa mới đủ tiêu chí để tiến hành khám chữa bệnh cho bệnh nhân. Diện tích mặt sàn ở các phòng phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định. Ngoài ra, việc sử dụng máy chụp X- quang ở ghế răng là sử dụng thiết bị bức xạ, các bạn cần phải đáp ứng những quy định về an toàn bức xạ.
1.2. Điều kiện về trang thiết bị
Để đủ điều kiện khi thành lập phòng khám Nha khoa, các bạn cần phải trang bị đầy đủ trang thiết bị ý tế trong phạm vi hoạt động chuyên môn mà phòng khám đã đăng ký. Ngoài ra, cần phải có hộp chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa; phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông, thiết bị phù hợp với hoạt động Nha khoa.
1.3. Điều kiện về nhân sự
Hiện nay, vấn nạn các bác sĩ Nha khoa hành nghề không có chứng chỉ hoạt động đang ngày càng phổ biến. Theo quy định pháp luật, khi thành lập phòng khám Nha khoa đáp ứng về nhân sự như sau:
- Người đứng ra chịu trách nhiệm chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa Răng – Hàm – Mặt và có thời gian khám, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng về chuyên khoa đó.
- Nhân viên làm trong phòng khám phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.
1.4. Điều kiện về Giấy phép
* Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Khi thành lập phòng khám Nha khoa, đầu tiên các bạn phải xin giấy phép kinh doanh. Các bạn có thể lựa chọn một trong hai hình thức: Công ty hoặc Hộ kinh doanh cá thể. Điều này sẽ được lựa chọn dựa theo quy mô, tính chất của từng loại hình. Cụ thể:
- Nếu thành lập phòng khám Nha khoa với quy mô vừa và nhỏ, hướng phát triển không mở rộng các chi nhánh khắp tỉnh thành, các bạn có thể lựa chọn hình thức Hộ kinh doanh cá thể. Hình thức này sẽ giúp các bạn giảm thiểu được cá thủ tục hành chính, điều kiện thành lập phòng khám Nha khoa, cắt giảm được một số loại thuế, chứng từ kế toán,…
- Nếu thành lập phòng khám Nha khoa với quy mô lớn, hướng phát triển mở nhiều chi nhánh khắp các tỉnh thành. Các bạn nên lựa chọn hình thức thành lập doanh nghiệp. Giúp phòng khám tạo dựng thương hiệu uy tín, dễ dàng mở rộng mạng lưới khách hàng, có điều kiện hợp tác với nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ khác.
* Giấy phép Thành lập phòng khám Nha khoa
Khi thành lập phòng khám Nha khoa, ngoài việc xin giấy phép kinh doanh của hộ kinh doanh hoặc công ty. Sau đó, các bạn cần phải xin giấy phép hoạt động của phòng khám Nha khoa. Khi đủ điều kiện, phòng khám Nha khoa của các bạn mới được hoạt động.
2. Hồ sơ Giấy phép thành lập phòng khám Nha khoa
Như đã trình bày ở điều kiện về giấy phép khi thành lập phòng khám Nha khoa cần phải có 02 giấy phép là Giấy phép Đăng ký kinh doanh và Giấy phép hoạt động phòng khám Nha Khoa.
- Với Giấy phép đăng ký kinh doanh, tuỳ vào từng loại hình doanh nghiệp mà các bạn cần phải chuẩn bị thành phần hồ sơ khác nhau. Về cơ bản sẽ có những loại giấy tờ như: Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp, Điều lệ công ty, Danh sách thành viên/cổ đông góp vốn, Bản sao chứng thực giấy tờ tuỳ thân của các thành viên.
- Với Giấy phép hoạt động phòng khám Nha khoa, các bạn cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
3. Thủ tục thành lập phòng khám Nha khoa
Khi đã đáp ứng đủ về điều kiện mở phòng khám và những giấy tờ cần chuẩn bị, bạn cần tiến hành các bước như sau:
3.1. Giấy phép Đăng ký kinh doanh
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh ở Sở Kế hoạch và Đầu tư
Ở bước này các bạn có thể tiến hành nộp online hoặc uỷ quyền cho bên tư vấn để thực hiện thủ tục.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định
Trong vòng 3 ngày khi nộp hồ sơ, các bạn sẽ được trả kết quả. Nếu hồ sơ hợp lệ, các bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập phòng khám Nha khoa. Ngược lại, nếu hồ sơ chưa hợp lệ, các bạn phải sửa đổi bổ sung hồ sơ và nộp lại.
Bước 3: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
3.2. Giấy phép hoạt động phòng khám Nha khoa
Bước 1: Nộp tại Sở Y tế địa phương
Bạn nộp hồ sơ tại Sở Y tế nơi mà phòng khám Nha khoa đặt địa điểm. Tại một số địa phương, Sở Y tế đã có bộ phận 1 cửa, tuy nhiên vẫn có các tỉnh thành chưa có bộ phận 1 cửa thì bạn có thể tìm đến Trung tâm hành chính công để nộp hồ sơ.
Bước 2: Xét duyệt hồ sơ
Sau khi nộp hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thì Sở Y tế sẽ tiến hành kiểm tra cơ sở vật chất thực tế của phòng khám. Sau buổi kiểm tra đó sẽ có biên bản thẩm định hồ sơ và biên bản thẩm định cơ sở vật chất.
Bước 3: Nhận kết quả
Nếu khi kiểm tra thực tế, phòng khám của bạn đủ yêu cầu thì sau 45 ngày làm việc bạn sẽ được cấp Giấy phép hoạt động phòng khám Nha khoa.
Trên đây là những tư vấn của Luật Ánh Ngọc về điều kiện, hồ sơ, thủ tục để mở phòng khám Nha khoa. Để thành lập phòng khám Nha khoa phải trải qua nhiều quá trình và thủ tục, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với Luật Ánh Ngọc để nhận tư vấn trực tiếp.