Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản: Điều Cần Biết


Lừa Đảo Chiếm Đoạt Tài Sản: Điều Cần Biết

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản luôn là một chủ đề, một vấn nạn nhức nhối trong xã hội. Theo đó, lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu như thế nào là đúng? Có bao nhiêu hình thức lừa đảo? Mức phạt là bao nhiêu? Bài viết này, Luật Ánh Ngọc sẽ cung cấp cho bạn hiểu đúng về Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và các vấn đề pháp lý liên quan. 

1. Quy định của pháp luật về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017): 

1.1. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu như thế nào?

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội có hành vi áp dụng các hình thức, thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác.

1.2. Cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

  • Về chủ thể: Người phạm tội là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự;
  • Về khách thể: Hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản;
  • Về mặt chủ quan: Thực hiện hành vi chiếm đoạt với lỗi cố ý trực tiếp (nhận thức rõ hành động của mình là trái pháp luật, gây thiệt hại cho người khác);
  • Về mặt khách quan: Có 02 yếu tố xác định: 
    • Hành vi: Hành vi dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản, ví dụ: đưa thông tin sai lệch cho người khác bằng các cách thức phổ biến như gọi điện thoại, nhắn tin, email và nhiều hình thức khác;
    • Giá trị tài sản: Từ 2.000.000 đồng trở lên.

      Gọi ngay

      Tư vấn luật sư 0878 548 558

2. Ví dụ các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Các hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông dụng hiện nay như: 

  • Gọi điện thoại tự xưng là công an, cơ quan chức năng yêu cầu người dân cung cấp thông tin cá nhân, thanh toán các khoản phí còn thiếu,...;
  • Lừa đảo vay tiền qua app; 
  • Lừa đảo bán hàng online với giá rẻ nhưng không giao hàng;
  • Mua thông tin cá nhân từ bên thứ 3 để yêu cầu tải ứng dụng VNeID, Vssid giả nhằm đánh cấp thông tin ngân hàng;
  • Hack Facebook, Zalo, các trang mạng xã hội và giả mạo người thân, bạn bè để vay tiền;
  • Thông báo đăng tuyển, giới thiệu xin việc làm, mua vé sự kiện và yêu cầu thanh toán tiền đặt cọc; 
  • Chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng;
  • Giả mạo tin nhắn trúng thưởng, yêu cầu nộp phí để nhận giải.
  • Một số hành vi lừa đảo khác. 

Bạn sẽ được gọi lại tư vấn Liên hệ ngay

3. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?

Tùy thuộc vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt, tính chất và mức độ của hành vi phạm tội, người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù hoặc lãnh mức án cao nhất là chung thân theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015. 

Dưới góc độ của một nhà làm luật, Luật Ánh Ngọc nhận thấy rằng: 

  • Thứ nhất, các đối tượng phạm tội thường lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật, sự tin tưởng của người dân để dễ dàng thực hiện hành vi lừa đảo;
  • Thứ hai, việc áp dụng các quy định pháp luật vào thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn do tính chất phức tạp của các vụ án cũng như một số công cụ thiết bị trong việc thu thập, xác minh tính xác thực bằng chứng, chứng cứ; 
  • Thứ ba, Luật Ánh Ngọc đề cao tính hợp tác và trung thực trong quá trình điều tra, xác minh mức độ phức tạp của vụ án giữa cơ quan chức năng và người dân.

Từ những nhận định trên, Luật Ánh Ngọc có một vài khuyến nghị:

  • Người dân cần luôn cảnh giác, tỉnh táo trước những thông tin hấp dẫn, ngay cả trên nền tảng xã hội;
  • Trang bị những kiến thức pháp luật cơ bản;
  • Cần kịp thời trình báo với cơ quan công an để được hỗ trợ, giải quyết khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị lừa đảo. 

4. Phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản so với tội khác

Dưới đây là một số điểm nổi bật giúp phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản so với tội khác, điển hình là tội lừa dối khách hàng và tội buôn bán hàng giả: 

  • Tội lừa dối khách hàng: Hành vi cung cấp thông tin không đúng sự thật về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng nhằm mục đích thu lợi cho bản thân (Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015). 

Ví dụ: Bà B đi đến cửa hàng của ông A để mua Quà Tết biếu tặng người thân. Ông B vì muốn vụ lợi cho bản thân nên chỉ bán cho bà B gói quà Tết với chất lượng bánh giả và giá cao, chênh lệch giá thị trường. Theo đó, hành vi của ông A đã dùng thủ đoạn gia dối (đưa sản phẩm không phù hợp cả chất lượng và giá cả) để thu lợi bất chính từ bà B. 

Trường hợp của ông A sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100.000.000 triệu đồng hoặc có thể phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm tù (theo khoản 1 Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015), tùy vào giá trị sản phẩm và tình tiết xảy ra.

Ví dụ 2 (tình huống thực tế): Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan (diễn viên Ngọc Lan) từng là nạn nhân của vụ việc lừa đỏa chiếm đoạt tài sản. Cụ thể, bà Ngọc Lan đã lên mạng tố tư vấn viên của Bảo hiểm MVI (thuộc Bảo hiểm Manulife) tư vấn mập mờ về gói bảo hiểm nhân thọ, khiến bà lầm tưởng rằng, mua 7 tỷ đồng, sau 10 năm sẽ nhận lại được 10 tỷ đồng, đồng thời cô phải đóng phí bảo hiểm lên 74 năm. 

  • Tội buôn bán hàng giả: Hành vi buôn bán hàng hóa không đúng với chất lượng, công dụng của hàng hóa (theo Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015)

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A mua cafe từ Anh Nguyễn Văn C với 1 tấn cafe giá 820k/kg và ông A biết rõ loại cafe Y này so với giá thị trường chênh lệch rất cao. Đặc biệt, ông A mua không xuất hóa đơn vì cho rằng việc làm hóa đơn tốn kém và phải chịu thuế. Tuy nhiên, đến khi xuất hàng thì lô cafe của ông A bị giữ và trải qua kiểm tra, khám xét thì phát hiện đơn hàng của ông A không có hóa đơn và 1 tấn cafe mua từ anh C đã bị ông A chia 1 nữa (500kg) trộn lẫn với cafe rẻ tiền hơn để bán ra thị trường. 

Đăng ký tư vấn

5. Giải đáp câu hỏi thường gặp về lừa đảo chiếm đoạt tài sản

5.1 Mạo danh người khác đi lừa đảo bị xử lý như nào?

Theo Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì người có hành vi mạo danh người khác trên mạng xã hội để lừa đảo có thể bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (đối với hành vi chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự). 

Đồng thời, người phạm tội còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm; trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam (nếu là người nước ngoài).

Lưu ý: Mức phạt hành chính trên là mức phạt được áp dụng cho hành vi vi phạm của cá nhân. Đối với tổ chức mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

5.2 Nên làm gì khi nghi ngờ bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Khi nghi ngờ bản thân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần lưu ý một số điểm sau: 

  • Thứ nhất, cần giữ bình tĩnh để xác thực lại thông tin vụ việc;
  • Thứ hai, liên hệ đến công an, cơ quan chức năng nơi cư trú các cấp để giải quyết;
  • Thứ ba, cần chuẩn bị, lưu lại các bằng chứng, chứng cứ để xác minh vụ việc. 

>> Xem thêm bài viết tại đây: Báo công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản, bạn cần chuẩn bị những gì?

5.3 Bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng báo với ai?

Nếu bạn bị lừa đảo hoặc có nghi ngờ bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng, hãy báo ngay đến Công an nơi gần nhất để được hỗ trợ kịp thời. 

Trường hợp, bạn đã truy cập đường link giả hoặc tải ứng dụng không chính thống, cần nhanh chóng đóng tài khoản ngân hàng để ngăn chặn kẻ lừa đảo đánh cắp. 

6. Luật Ánh Ngọc bảo vệ quyền lợi cho khách hàng

Hiện nay, Luật Ánh Ngọc đã và đang nhận được sự tin tưởng của khách hàng trong và ngoài nước và là công ty Luật hàng đầu tư vấn và cung cấp các dịch vụ pháp lý, luôn giữ vững được phong độ và nhiệt huyết.Từ đó, trở thành người đồng hành đáng tin cậy với các chức năng sau: 

  • Tư vấn pháp lý chuyên sâu, giúp khách hàng hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình;
  • Xây dựng tối ưu chiến lược bào chữa, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng;
  • Đại diện khách hàng tham gia tố tụng tại tòa, đảm bảo quyền lợi của khách hàng.

Thông tin liên hệ - Công ty Luật TNHH Ánh Ngọc Justice & Trust: 

  • Địa chỉ: Số 9, Ngõ 457 Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Điện thoại: 0878.548.558
  • Email: lienhe@luatanhngoc.vn

Từ các quy định về Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên, Luật Ánh Ngọc hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn chủ động phòng tránh và ứng phó hiệu quả với các tình huống lừa đảo nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro không đáng có. Nếu bạn cần sự hỗ trợ hoặc thắc mắc nào khác, đừng ngần ngại liên hệ với Luật Ánh Ngọc để được Luật sư cùng đội ngũ chuyên viên tư vấn giải đáp nhé. 

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.