1. Bệnh tâm thần được hiểu như thế nào?
Bệnh tâm thần được hiểu là 1 dạng bệnh lý liên quan đến tâm trí và tinh thần của con người hay nói cách khác bệnh tâm thần là bệnh có hoạt động não bị rối loạn, gây nên những biến đổi bất thường về lời nói, ý tưởng, hành vi,...của người bệnh.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh tâm thần nhưng chủ yếu xuất phát từ 2 nguyên nhân sau:
+ Nguyên nhân thực tổn (những rối loạn liên quan trực tiếp đến tổn thương thực thể ở những tế bào thần kinh não bộ): do bệnh của não (u não, teo não), bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa ảnh hưởng đến hoạt động của não,...
+ Nguyên nhân từ tâm lý: căng thẳng tâm lý, rối loạn hành vi, trầm cảm,...
2. Người mắc bệnh tâm thần giết người có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Một câu hỏi đặt ra là khi một người bị bệnh tâm thần họ không kiểm soát được hành vi của mình mà thực hiện hành vi giết người thì có bị truy cứu TNHS hay không? Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết người mắc bệnh tâm thần có được xem là chủ thể thực hiện tội phạm không?
Chủ thể tội phạm theo quy định của pháp luật phải đáp ứng cả 2 điều kiện đó là người có đầy đủ năng lực TNHS (tức là người không mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh tật làm mất khả năng nhận thức hoặc tự chủ hành vi của mình) và điều kiện thứ 2 là người đó phải có đủ độ tuổi chịu TNHS.
Như vậy, người mắc bệnh tâm thần khi thực hiện hành vi giết người trong tình trạng không có năng lực TNHS thì được xem thiếu dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm. Điều này được quy định cụ thể ở Điều 21 BLHS 2015, người mắc bệnh tâm thần giết người không bị TNHS khi họ mất hoàn toàn khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi đối với hành vi gây thiệt hại mà họ đã thực hiện. Tuy nhiên, có 2 trường hợp sau thì người mắc bệnh tâm thần giết người vẫn phải chịu TNHS. Cụ thể:
- Người mắc bệnh tâm thần giết người mà hạn chế khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi;
- Người mắc bệnh tâm thần giết người mà vẫn có khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi.
Do đó, người mắc bệnh tâm thần vẫn phải chịu TNHS về hành vi giết người do mình gây ra. Vậy dấu hiệu định tội của tội giết người được quy định ra sao theo quy định của pháp luật?
Theo quy định tại Điều 123 về tội giết người được quy định như sau:
Như vậy, người nào thực hiện tội giết người thì tùy tính chất, mức độ mà bị truy cứu TNHS với những khung hình phạt khác nhau. Cụ thể:
- Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm - 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
- Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm - 15 năm.
- Trường hợp người chuẩn bị phạm tội giết người, thì bị phạt tù từ 01 năm - 05 năm.
- Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm - 05 năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm - 05 năm.
Xem thêm bài viết tại đây: Những trường hợp nào sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự
3. Câu hỏi thường gặp về vấn đề người mắc bệnh tâm thần giết người
3.1. Người mắc bệnh tâm thần có phải chịu trách nhiệm bồi thường hay không?
Theo quy định của pháp luật thì người mắc bệnh tâm thần mà rơi vào trường hợp mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì họ không thể nào nhận thức để có thể bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra, nên người giám hộ của họ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Điều này được quy định cụ thể ở Điều 57 và Điều 586 BLDS 2015 như sau:
Theo đó, trách nhiệm bồi thường được quy định như sau:
Xem thêm bài viết tại đây: Tìm hiều về năng lực trách nhiệm Hình sự theo quy định hiện hành!
3.2. Quy trình giám định pháp ý tâm thần được pháp luật quy định như thế nào?
Theo quy định tại Thông tư 18/2015/TT-BYT thì quy trình giám định pháp y tâm thần được quy định với rất với hình thức. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra quy trình giám định pháp y tâm thần với hình thức nội trú gồm 12 bước sau:
Xem thêm bài viết tại đây: Người bị bệnh tâm thần phạm tội có phải chịu trách nhiệm hình sự?
Trên đây là phân tích của Luật Ánh Ngọc về "Người mắc bệnh tâm thần giết người có bị đi tù không?" Quý độc giả có thắc mắc nào về bào viết trên hãy liên hệ tới chúng tôi để nhận hỗ trợ nhé!