Luật Ánh Ngọc

Cấu thành tội hành hạ người khác: Bản án cho tội hành hạ người khác?

Tư vấn luật hình sự | 2024-08-24 16:04:07

1. Tội hành hạ người khác là gì?

Tội hành hạ người khác là hành vi làm cho người khác đau đớn, khổ sở bằng việc thực hiện các hành vi mang tính chất tàn ác, dã man như đánh đập, mắng chửi xúc phạm người khác, không nhằm mục đích cướp đoạt tính mạng hay cố ý gây thương tích nặng cho nạn nhân mà mục đích là hành hạ người bị hại. 

2. Các yếu tố cấu thành tội hành hạ người khác

Tội hành hạ người khác là tội phạm được quy định tại Điều 140 BLHS phải thỏa mãn đầy đủ 4 yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm: khách thể, mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ quan. Các dấu hiệu pháp lý của tội hành hạ người khác được thể hiện như sau:

3. Mức xử phạt tội hành hạ người khác

Hai khung hình phạt tội hành hạ người khác

Bộ luật Hình sự 2015 quy định 2 khung hình phạt sau đây:

Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật Hình sự đó là trường hợp ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình.

=> Căn cứ quy định này thì người nào có hành vi hành hạ người khác thì có thể chịu 1 trong 2 hình phạt phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù

Xem thêm bài viết tại: Hình phạt nào áp dụng cho người phạm tội cố ý gây thương tích?

4. Phân biệt tội hành hạ người khác với các tội danh khác

4.1. Phân biệt với tội bức tử (Điều 130 BLHS 2015)

- Giống nhau: Cả 2 tội đều có hành vi khách quan giống nhau là hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc vào mình.

- Khác nhau:

+ Khách thể của tội hành hạ người khác là sức khỏe, danh dự, nhân phẩm con người còn khách thể tội bức tử là tính mạng con người. Ngoài ra hành vi khách quan của tội bức tử là hành vi thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình.

+ Hậu quả của hành vi phạm tội: đối với tội hành hạ người khác thì hậu quả không là yếu tố bắt buộc mà chỉ cần hành vi có khách quan (đã phân tích ở trên). Còn hậu quả của tội bức tử là làm nạn nhân tự sát mà không yêu cầu hậu quả chết xảy ra

Như vậy, nếu cùng hành vi đối xử tàn ác mà người phạm tội có hành vi đối xử tàn ác với nạn nhân mà:

+ Về mặt chủ quan của tội phạm thì tội bức tử thực hiện hành vi với lỗi cố ý gián tiếp hoặc lỗi vô ý (vô ý vì qua tự tin và vô ý do cẩu thả). Còn tội hành hạ người khác thực hiện với lỗi cố ý.

4.2. Phân biệt với tội ngược đãi, hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng con 

- Giống nhau: Cả 2 tội này đều giống nhau cơ bản ở khách thể đó là xâm phạm đến sức khỏe, danh sự, nhân phẩm con người và thực hiện với lỗi cố ý.

- Khác nhau:

+ Tội hành hạ người khác thì mối quan hệ lệ thuộc là lệ thuộc về công việc, tín ngưỡng tôn giáo, giáo dục,..Còn tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình đó là mối quan hệ lệ thuộc về hôn nhân, gia đình, huyết thống.

+ Tội hành hạ người khác không yêu cầu hậu quả xảy ra chỉ cần có hành vi khách quan nhưng tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình yêu cầu thỏa mãn dấu hiệu hậu quả đó là thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

5. Bản án về tội hành hạ người khác

Trên đây là phân tích của Luật Ánh Ngọc về "Yếu tố cấu thành tội phạm của hành vi phạm tội hành hạ người khác: Bản án nào cho tội hành hạ người khác?" Quý khách hàng cần tư vấn hay hỗ trợ hãy liên hệ tới chúng tôi nhé!

 

 


Bài viết khác