Luật Ánh Ngọc

Có được nộp hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm online không?

Thủ tục hành chính | 2024-08-08 14:13:11

1. Có nộp được hồ sơ an toàn thực phẩm online không?

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hay còn gọi là giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là văn bản pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhằm hợp thức hóa việc sản xuất, kinh doanh của họ.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, trừ các trường hợp không phải xin giấy phép quy định tại Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải tiến hành việc nộp hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm trước khi hoạt động. 

Căn cứ theo quy định tại Luật An toàn vệ sinh thực phẩm và các văn bản hướng dẫn, hiện nay, cá nhân, tổ chức có thể nộp hồ sơ xin cấp giấy phép đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua ba phương thức chủ yếu:

- Nộp hồ sơ trực tiếp đến trụ sở cơ quan có thẩm quyền;

- Nộp hồ sơ thông qua đường bưu điện;

- Nộp hồ sơ trực tuyến trên cổng thông tin của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, cá nhân, tổ chức được phép nộp hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm online đến cơ quan có thẩm quyền (nếu có trang thông tin để nộp).

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, sau khi tiến hành nộp hồ sơ online, cá nhân, tổ chức phải nộp một bộ hồ sơ gốc đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định. 

2. Ưu và nhược điểm của việc nộp hồ sơ online so với việc nộp hồ sơ trực tiếp

So với phương thức nộp hồ sơ trực tiếp, việc nộp hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm online có những ưu và nhược điểm nhất định. Dưới đây, Luật Ánh Ngọc nêu ra một số ưu nhược điểm thường gặp đối với hai phương thức nộp hồ sơ này:

Phương thức Nộp online Nộp trực tiếp
Ưu điểm 

- Tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại: Cá nhân, tổ chức có thể truy cập vào cổng thông tin của cơ quan có thẩm quyền ở bất cứ đâu một cách nhanh chóng mà không cần chờ đợi hay mất thời gian đi lại;

- Hồ sơ được lưu dưới phương thức điện tử, giúp người nộp hồ sơ dễ dàng theo dõi tình trạng hồ sơ của mình cũng như tìm kiếm lại hồ sơ nhanh chóng khi cần;

- Quy trình xử lý hồ sơ nhanh hơn, tiện lợi hơn so với việc nộp hồ sơ trực tiếp nhờ công nghệ xử lý tự động, tránh phải nhập lại thông tin, giảm thiểu sai sót trong quá trình xử lý.

 

- Việc nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền giúp cá nhân, tổ chức có thể thắc mắc trực tiếp và được giải đáp thắc mắc nhanh chóng, cụ thể, dễ dàng tiếp nhận thông tin;

- Trong trường hợp hồ sơ có sai sót, thiếu giấy tờ, người nộp hồ sơ có thể bổ sung ngay sau khi được yêu cầu mà không phải chờ;

- Việc nộp trực tiếp hồ sơ có thể tiếp cận được mọi đối tượng, kể cả những người không rành rỏi về máy tính hoặc công nghệ.

Nhược điểm

- Việc nộp hồ sơ online cần được thực hiện khi đường truyền mạng ổn định, đồng thời đòi hỏi người nộp hồ sơ cần có kỹ năng thao tác máy tính;

- Dễ xảy ra các lỗi kỹ thuật, sự cố trên hệ thống khi lượng truy cập lớn, thời gian khắc phục lâu;

- Mất thời gian đợi thông báo của cơ quan có thẩm quyền về kết quả hồ sơ.

- Mất nhiều thời gian, chi phí đi lại cũng như thời gian chờ đợi trong quá trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ;

- Việc lưu trữ và quản lý hồ sơ có thể bị sai sót dẫn đến việc thất lạc hồ sơ, giấy tờ và gây khó khăn trong việc tìm kiếm;

- Khi tiến hành nộp hồ sơ trực tiếp, cán bộ tiếp nhận cần nhập lại thông tin trên hệ thống, điều này có thể dẫn đến việc sai thông tin, thiếu thông tin hồ sơ, gây ảnh hưởng đến quá trình xin giấy phép.

Việc nộp hồ sơ bằng phương thức nào cũng có những ưu, nhược điểm của nó. Chính vì vậy, để tối ưu hóa việc cấp giấy  phép vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ quan có thẩm quyền khuyến khích việc nộp hồ sơ trực tuyến nhưng vẫn duy trì phương thức nhận hồ sơ trực tại cơ quan có thẩm quyền.

3. Những lưu ý để nộp hồ sơ an toàn thực phẩm online thành công

Để hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm nộp theo phương thức trực tuyến được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, cá nhân, tổ chức cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Trước hết, cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, giấy tờ, chứng chỉ theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010;

- Sau đó, cần tạo đầy đủ tài khoản (trong trường hợp chưa có tài khoản), điền đầy đủ thông tin người nộp trên hệ thống dịch vụ công cũng như xác thực tài khoản theo hướng dẫn, sử dụng mật khẩu mạnh để bảo mật thông tin cá nhân;

- Tìm hiểu kỹ quy trình các bước nộp hồ sơ online và thực hiện từng bước nhập thông tin theo hướng dẫn một cách chính xác, cẩn trọng, giảm thiểu tối đa sai sót về thông tin, đặc biệt thông tin trong đơn đề nghị cấp giấy phép;

- Đối với các file đính kèm đơn đề nghị, file phải được đặt tên và theo định dạng đúng theo quy định, giấy tờ, chứng chỉ, tài liệu phải rõ ràng, không bị mờ hay thiếu trang;

- Tiếp đó, khi nộp hồ sơ, nếu có yêu cầu thanh toán lệ phí thì cần thực hiện thông qua các phương thức thanh toán hợp lệ, an toàn và giữ lại biên lai nộp tiền;

- Cuối cùng, trước khi gửi hồ sơ, phải kiểm tra lại một cách kỹ lưỡng toàn bộ nội dung, thông tin, chính tả và các tài liệu nộp kèm theo. Sau khi ấn gửi, cần chắc chắn trên hệ thống đã hiển thị trạng thái nộp hồ sơ thành công.

Xem thêm: 10 điều quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

4. Hướng dẫn quy trình nộp hồ sơ online

Theo quy định hiện hành, việc nộp hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm online được thực hiện theo quy trình sau:

Quy trình nộp hồ sơ online

Sau khi hồ sơ được chấp thuận và đủ điều kiện cấp giấy phép, cá nhân, tổ chức được cấp giấy phép vệ sinh với đầy đủ các thông tin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.

Nếu quý khách hàng còn thắc mắc liên quan đến quy trình này, vui lòng liên hệ đến Luật Ánh Ngọc để được hướng dẫn chi tiết. 

5. Một số câu hỏi thường gặp

5.1. Cách thức tra cứu tình trạng hồ sơ khi nộp hồ sơ an toàn thực phẩm online

Sau khi đã nộp thành công hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm online, cá nhân, tổ chức có thể thực hiện việc tra cứu tình trạng hồ sơ bằng cách sau:

- Bước 1: Truy cập vào hệ thống dịch vụ công của cơ quan có thẩm quyền mà cá nhân, tổ chức đã nộp hồ sơ;

- Bước 2: Đăng nhập tài khoản theo thông tin tài khoản và mật khẩu đã tạo để nộp hồ sơ;

- Bước 3: Tra cứu tình trạng hồ sơ 

5.2. Chi phí làm hồ sơ an toàn thực phẩm online

Theo quy định hiện hành, Bộ Tài chính quy định chi tiết phí, lệ phí làm hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo đó, tùy theo ngành, nghề kinh doanh cũng như quy mô sản xuất, kinh doanh của cơ sở mà lệ phí cấp giấy phép khác nhau.

- Lệ phí xin cấp giấy phép được quy định là 150.000 đồng/lần;

- Lệ phí cấp giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm: 30.000 đồng/người/lần;

Ngoài ra, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống phải nộp phí thẩm định cơ sở tùy theo quy mô cơ sở, các loại phí kiểm tra định kỳ sau khi được cấp giấy phép. Bên cạnh đó, tùy theo việc sử dụng dịch vụ pháp lý tại các đơn vị cung cấp dịch vụ mà có thể phát sinh các chi phí khác.

Trên đây là toàn bộ thông tin về quy trình nộp hồ sơ xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm online. Để biết thêm thông tin chi tiết trọn gói phí dịch vụ xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại Luật Ánh Ngọc, quý khách hàng vui lòng liên hệ bộ phận chăm sóc khách hàng của chúng tôi để được tư vấn cụ thể.


Bài viết khác