Luật Ánh Ngọc

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng

Thủ tục hành chính | 2024-08-19 14:54:37

1. Những tiêu chí đánh giá tính an toàn vệ sinh thực phẩm trong nhà hàng

Theo quy định tại Luật An toàn thực phẩm 2010, việc đánh giá tính an toàn vệ sinh thực phẩm nói chung cũng như trong lĩnh vực nhà hàng nói riêng dựa trên các tiêu chí sau:

 04 tiêu chí đánh giá tính an toàn vệ sinh thực phẩm trong nhà hàng

1.1. Cơ sở vật chất trong kinh doanh nhà hàng

Trước tiên, nhà hàng phải đáp ứng được tiêu chuẩn về cơ sở vật chất trong nhà hàng như:

- Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép;

- Có địa điểm, diện tích nhà hàng phù hợp, an toàn đối với các nguồn gây ô nhiễm, gây độc hại, có đầy đủ các khu vực tiêu chuẩn như khu bán hàng, khu chế biến, khu bảo quản, phòng thay đồ bảo hộ, nhà vệ sinh, bồn rửa,...

- Nhà hàng có hệ thống nước phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt để phục vụ việc kinh doanh nhà hàng;

- Nhà hàng phải có hệ thống nước thải đảm bảo tuân theo quy định về bảo vệ môi trường, có hệ thống cống rãnh thông thoát, không ứ đọng;

- Có đầy đủ trang thiết bị xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói hay vận chuyển thực phẩm trong nhà hàng, trang bị đầy đủ các dụng cụ, phương tiện khử trùng, nước sát trùng, phòng chống côn trùng và động vật nguy hại;

- Trang bị đầy đủ hệ thống phòng cháy chữa cháy trong nhà hàng, lối thoát hiểm,...

- Bếp ăn được bố trí đảm bảo không nhiễm chéo thực phẩm đã qua chế biến với thực phẩm chưa chế biến, khu vực bếp, khu bảo quản, khu bán hàng phải tách biệt với khu vực nhà vệ sinh, cửa nhà vệ sinh phải không được thông với các khu vực này;

- Khu vực ăn uống phải thiết kế thoáng, mát, đủ ánh sáng, duy trì chế độ vệ sinh sạch sẽ;

- Nhà hàng phải đảm bảo thiết bị bảo quản thực phẩm, nhà vệ sinh, bồn rửa tay cũng như hệ thống thu gom chất thải, rác thải hằng ngày.

1.2. Trang thiết bị, dụng cụ sử dụng trong nhà hàng

- Nhà hàng phải trang bị đầy đủ các dụng cụ, thiết bị cần thiết sử dụng trong nhà hàng: chén, bát, đũa, dĩa, thìa, bàn, ghế, dao, kéo, xoong, chảo,... và phải có khu vực chứa dụng cụ sạch sẽ, khô ráo;

- Có dụng cụ, đồ chứa riêng cho từng loại thực phẩm chín và thực phẩm sống;

- Dụng cụ nấu nướng, chế biến thức ăn phải đảm bảo an toàn vệ sinh;

- Dụng cụ ăn uống phải được làm từ các nguyên vật liệu an toàn, được rửa sạch và giữ khô ráo;

- Có đầy đủ trang bị bảo hộ cần thiết như: đồng phục, bao tay, bình xịt côn trùng, các giá, nắp đậy,...

- Thiết bị vệ sinh trong nhà hàng: hệ thống chiếu sáng, hệ thống làm mát, bồn rửa tay, nước sát trùng, khăn khô,... cho nhân viên cũng như khách hàng,...

1.3. Về bảo quản thực phẩm

Nhà hàng phải đảm bảo được các tiêu chí bảo quản thực phẩm theo quy định tại Điều 20 Luật An toàn thực phẩm như sau:

- Nhà hàng phải có nơi bảo quản thực phẩm riêng biệt với diện tích phù hợp với tổng quan diện tích của nhà hàng, đảm bảo đủ rộng để thực hiện kỹ thuật xếp dỡ một cách an toàn, chính xác và đảm bảo vệ sinh;

- Nơi bảo quản thực phẩm cũng như phương tiện bảo quản phải đảm bảo đầy đủ ánh sáng, ngăn ngừa được ảnh hưởng của tác nhân xấu như nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, bụi bẩn, mùi lạ,... có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, thiết bị thông gió phù hợp với tiêu chuẩn của từng loại thực phẩm trong nhà hàng.

1.4. Nguồn nhân lực

Bên cạnh đó, nhà hàng cũng phải đáp ứng được tiêu chuẩn về nguồn nhân lực sử dụng trong nhà hàng theo quy định của pháp luật. Theo đó, người đứng đầu cũng như nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh phải có:

- Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp;

- Giấy xác nhận đủ điều kiện sức khỏe để tham gia vào quá trình kinh doanh dịch vụ nhà hàng theo quy định của Bộ Y tế;

- Chủ nhà hàng, nhân viên phải có trang phục bảo hộ chuyên dụng theo quy định, không mắc các bệnh truyền nhiễm, phải cắt móng tay, không đeo đồng hồ, vòng, lắc tay, không được ăn uống, hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực chế biến, bảo quản thực phẩm.

2. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng như thế nào?

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng là một yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khỏe của khách hàng và duy trì uy tín của nhà hàng. Theo đó, cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ nhà hàng cần có các biện pháp cần thiết để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:

- Luôn có các biện pháp giữ gìn vệ sinh cơ sở vật chất như làm sạch, khử trùng bề mặt chế biến thực phẩm, bàn ăn cũng như kiểm tra thường xuyên kiểm tra khu vực nhà bếp, khu vực bảo quản thực phẩm;

- Phân loại thực phẩm sống và chín để tránh lây nhiễm chéo và có các biện pháp bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp trong tủ lạnh hoặc tủ đông;

- Quản lý chặt chẽ quá trình thu mua nguyên liệu, sử dụng nguyên liệu từ những nhà cung cấp uy tín, kiểm tra thường xuyên hạn sử dụng của nguyên liệu trước khi chế biến;

- Thực hiện an toàn trong chế biến thực phẩm, nấu chín kỹ thực phẩm, đảm bảo thiết bị nhà bếp luôn được vệ sinh thường xuyên và hoạt động tốt

- Triển khai đầy đủ các khóa đào tạo nhân viên trong mọi khâu hoạt động của nhà hàng, đặc biệt trong quy trình bảo quản và chế biến thực phẩm;

- Kiểm tra nội bộ định kỳ trong nhà hàng và phối hợp chặt chẽ với cơ quan có thẩm quyền trong quá trình giám sát, đánh giá định kỳ về an toàn vệ sinh thực phẩm trong nhà hàng;

- Xử lý một cách nhanh chóng và hiệu quả khi phát sinh sự cố trong quá trình vận hành, kinh doanh dịch vụ nhà hàng, thông báo kịp thời đến cơ quan chức năng cũng như khách hàng để có biện pháp xử lý.

3. 03 bước để xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm nhà hàng

Theo quy định pháp luật hiện hành, trừ nhà hàng trong khách sạn không phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, tất cả các hình thức kinh doanh nhà hàng khác phải thực hiện việc xin giấy phép mới được tiến hành kinh doanh.

Cơ sở đã đăng ký ngành nghề kinh doanh nhà hàng và đáp ứng được đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm thực hiện việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm theo thủ tục được quy định tại Điều 36 Luật an toàn thực phẩm theo các bước:

- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Cá nhân, tổ chức chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đầy đủ gồm:

- Bước 2: Nộp hồ sơ

Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, hộ kinh doanh nộp hồ sơ đến phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, doanh nghiệp nộp hồ sơ đến Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm- Bộ Y tế.

Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì phải thông báo để cá nhân, tổ chức sửa đổi, bổ sung.

- Bước 3: Kiểm tra và cấp giấy phép

Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 15 ngày làm việc, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thẩm định thực tế điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại nhà hàng.

Trong trường hợp nhà hàng đủ điều kiện thì cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm với đầy đủ thông tin giấy phép. Trường hợp từ chối cấp giấy phép, cơ quan có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho cá nhân, tổ chức và nêu rõ lý do.

Để có thể rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí, quý khách hàng có thể ủy quyền thực hiện việc xin giấy phép thông qua sử dụng dịch vụ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại Luật Ánh Ngọc. Với đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ thay bạn thực hiện mọi thủ tục cần thiết một cách nhanh chóng nhất. 

4. Giải đáp những câu hỏi thường gặp

4.1. Nhà hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm bị xử lý thế nào?

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm trong việc kinh doanh dịch vụ nhà hàng mà cá nhân, tổ chức sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, Điều 15 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định mức phạt đối với nhà hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:

- Đối với các hành vi bày bán, chứa đựng thực phẩm không đúng nơi quy định, nơi chế biến thực phẩm mất vệ sinh, nhiễm chéo thực phẩm, vi phạm về người trực tiếp chế biến thực phẩm,... thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;

- Đối với hành vi vi phạm liên quan đến chế độ kiểm thực 3 bước, lưu mẫu thức ăn, thiết bị bảo quản thực phẩm không đảm bảo vệ sinh,... thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;

- Đối với hành vi sử dụng người chế biến thức ăn không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm thì bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng;

-Đối với hành vi sử dụng nước không đúng quy chuẩn, chủ nhà hàng không có giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm, vi phạm quy định về xử lý nước thải, rác thải thì bị xử phạt từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

- Đối với chủ cơ sở sử dụng nhân viên là người đang mắc các bệnh truyền nhiễm thì bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

Ngoài ra, cá nhân, tổ chức còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung đình chỉ một phần hoặc hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nhà hàng từ 01 đến 03 tháng trong trường hợp 

4.2. Chi phí xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng

Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, khi xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng, cá nhân, tổ chức phải thực hiện nộp phí, lệ phí như sau:

- Lệ phí xin giấy phép là 150.000 đồng/lần;

- Phí thẩm định: Tùy theo loại hình sản xuất, kinh doanh cũng như quy mô nhà hàng, phí thẩm định nhà hàng có thể dao động từ 700.000 đồng đến 2.500.000 đồng/ lần thẩm định.

Ngoài ra, đối với mỗi dịch vụ quý khách hàng lựa chọn tại các đơn vị cung cấp dịch vụ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, phí dịch vụ được quy định khách nhau tùy theo nhu cầu sử dụng. Hãy tìm kiếm và lựa chọn cho mình một đơn vị uy tín để việc xin giấy phép cho nhà hàng của bạn trở nên dễ dàng, tiết kiệm.

4.3. Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng có hiệu lực bao lâu?

Theo quy định tại Điều 37 Luật An toàn thực phẩm và được hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư 43/2018/TT-BTC, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm nhà hàng có hiệu lực trong 03 năm. 

Theo đó, trước 06 tháng tính đến ngày giấy phép hết hiệu lực, cá nhân, tổ chức phải thực hiện việc nộp hồ sơ xin cấp lại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng của mình theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định. 

Trên đây là toàn bộ nội dung về an toàn vệ sinh thực phẩm nhà hàng mà Luật Ánh Ngọc đã cung cấp. Hy vọng quý khách hàng có cái nhìn tổng quan về việc xin giấy phép cho nhà hàng của mình. Nếu quý khách hàng còn thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật Ánh Ngọc, vui  lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết. 


Bài viết khác