Luật Ánh Ngọc

Đất tôn giáo có được chuyển nhượng, cho thuê không?

Tư vấn luật đất đai | 2024-03-19 10:49:26

1. Đất tôn giáo là gì

Đất tôn giáo hay đất cơ sở tôn giáo là một trong những loại đất phi nông nghiệp thuộc cơ sở tôn giáo và được sử dụng ổn định lâu dài. Đất tôn giáo bao gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động. Căn cứ vào tình hình và chính sách tôn giáo của nhà nước và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo.

Từ định nghĩa trên có thể thấy đất tôn giáo có một số đặc điểm sau đây:

Cần phân biệt đất tôn giáo với đất tín ngưỡng. Đất tín ngưỡng là đất được sử dụng để xây dựng các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ. Ngoài ra, đất tín ngưỡng thuộc quyền sử dụng của cộng động dân cư trong khi đất tôn giáo thuộc quyền sử dụng của tổ chức tôn giáo là những tổ chức khi hoạt động phải đáp ứng được các điều kiện nhất định của pháp luật.

2. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất tôn giáo

Cũng như những người sử dụng đất khác, người sử dụng đất tôn giáo có những quyền sử dụng đất như:

Bên cạnh đó, người sử dụng đất tôn giáo phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ sau:

3. Đất tôn giáo có được chuyển nhượng, cho thuê không?

 

Đất tôn giáo có được chuyển nhượng, cho thuê không

Chuyển nhượng đất tôn giáo là việc người sử dụng đất chuyển giao hoàn toàn quyền sử dụng đất của mình cho người sử dụng đất khác để lấy một khoản tiền tương ứng với giá trị quyền sử dụng đất chuyển nhượng. Khi đó, người sử dụng đất chuyển nhượng sẽ chấm dứt quyền sử dụng đất và làm phát sinh quyền sử dụng đất cho người nhận chuyển nhượng.

Cho thuê đất tôn giáo là trường hợp người có nhu cầu sử dụng đất thuê của người sử dụng đất khác để sử dụng theo mục đích được thỏa thuận phù hợp với thỏa thuận trong Hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất.

Căn cứ theo Điều 188 Luật Đất đai, người sử dụng đất được quyền chuyển nhượng, cho thuê quyền sử dụng đất khi đáp ứng được các điều kiện sau:

Căn cứ theo Điều 181 Luật Đất đai quy định, cơ sở tôn giáo sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất, không được thực hiện các hoạt động thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Như vậy, người sử dụng đất tôn giáo không được phép cho thuê, chuyển nhượng đất tôn giáo cũng như không được nhận chuyển nhượng, thuê lại đất của cá nhân, tổ chức khác. Điều này xuất phát từ bản chất hoạt động của cơ sở tôn giáo. Bởi cơ sở tôn giáo là nơi thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo và được Nhà nước công nhận như đền, đình, miếu, chùa, tu viện, thiền viện, tịnh xá, phật đường, nhà xứ, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường,… Những hoạt động tôn giáo có ý nghĩa nhất định đến đời sống văn hóa, tinh thần, là nét đẹp truyền thống không thể thiếu, do đó, nếu đất tôn giao được tự do chuyển nhượng, cho thuê như đối với các loại đất đai khác sẽ ảnh hưởng đến hoạt động quản lý của nhà nước đối với vấn đề liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng.

Bởi vì không được cho thuê, chuyển nhượng đất tôn giáo cũng như các cơ sở tôn giáo không được nhận chuyển nhượng đất nên trên thực tế, để tăng diện tích đất tôn giáo, nhiều cá nhân thuộc cơ sở tôn giáo đã lấy tư cách cá nhân để nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất sau đó đề nghị Nhà nước hợp thức diện tích đất đó thành đất tôn giáo.

Như vậy, với câu hỏi đất tôn giáo có được chuyển nhượng, cho thuê không, chúng ta đã được giải đáp. Vậy trong trường hợp cá nhân, tổ chức có đất muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo thì có thực hiện được hay không?

Căn cứ khoản 2 Điều 159 Luật Đất đai, cá nhân, tổ chức vẫn có thể tặng cho đất cho cơ sở tôn giáo. Việc tặng cho, chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ được thực hiện thông qua thủ tục sau:

Bước 1: Cơ sở tôn giáo lập dự án mở rộng cơ sở tôn giáo trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

Bước 2: Người sử dụng đất có mong muốn tặng cho đất thực hiện thủ tục trả lại đất cho Nhà nước.

Trình tự, thủ tục trả lại đất cho nhà nước được thực hiện như sau:

Bước 3: Căn cứ vào dự án mở rộng cơ sở tôn giáo và hồ sơ tự nguyện trả đất, Nhà nước tiến hành thu hồi đất của người tặng, cho và giao đất cho cơ sở tôn giáo.

Mọi người cũng quan tâm: Đất trong quy hoạch có bán được không? Mua bán đất như thế nào?

4. Tự ý cho thuê, chuyển nhượng đất tôn giáo có bị xử phạt không?

Như đã phân tích ở trên, không được cho thuê, chuyển nhượng đất tôn giáo nên mọi trường hợp cơ sở tôn giáo thực hiện cho thuê, chuyển nhượng đất tôn giáo đều được xem là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy thuộc vào diện tích đất tôn giáo chuyển nhượng, cho thuê và tính chất của hành vi mà cơ sở tôn giáo có thể bị xử phạt hành chính.

Căn cứ theo Điều 27 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai, cơ sở tôn giáo tự ý cho thuê, chuyển nhượng đất tôn giáo bị áp dụng hình thức xử lý là phạt tiền như sau:

4.1. Xử phạt hành chính đối với hành vi chuyển nhượng đất tôn giáo

 

Xử phạt hành chính đối với hành vi chuyển nhượng đất tôn giáo

4.2. Xử phạt hành chính đối với hành vi cho thuê đất tôn giáo

 

Xử phạt hành chính đối với hành vi cho thuê đất tôn giáo

Trong trường hợp cơ sở tôn giáo cho thuê đất tôn giáo thì bị phạt tiền với các mức tiền như sau:

Bên cạnh việc bị áp dụng hình thức xử lý là phạt tiền, cơ sở tôn giáo cho thuê, chuyển nhượng đất tôn giáo còn buộc phải hoàn trả chuyển nhượng, tiền cho thuê đã thu trong trường hợp thu một lần cho cả thời gian thuê trong thời gian sử dụng đất còn lại theo quy định. Đồng thời, buộc cơ sở tôn giáo phải nộp lại số lợi bất hợp pháp thu được từ hành vi cho thuê, chuyển nhượng đất tôn giáo.

Mọi người cũng xem: Làm sao để giải quyết tranh chấp đất đai mua bán bằng giấy viết tay?

5. Xử phạt hành chính đối với cơ sở tôn giáo nhận chuyển nhượng, thuê đất

Trường hợp cơ sở tôn giáo nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ các cá nhân, tổ chức khác thì cơ sở tôn giáo bị áp dụng hình thức xử lý là phạt tiền với mức phạt bằng 70% mức phạt khi cơ sở tôn giáo đó chuyển nhượng đất tôn giáo:

Trường hợp cơ sở tôn giáo thuê quyền sử dụng đất từ các cá nhân, tổ chức khác thì cơ sở tôn giáo bị áp dụng hình thức xử lý là phạt tiền với mức phạt bằng 70% mức phạt khi cơ sở tôn giáo đó cho thuê đất tôn giáo:

Ngoài ra, cơ sở tôn giáo còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải trả lại đất cho bên chuyển nhượng đất, bên cho thuê đất.

Có thể bạn quan tâm: Làm thế nào để tránh vi phạm quy định về quản lý, sử dụng đất đai?

Trên đây là toàn bộ giải đáp cho câu hỏi Đất tôn giáo có được chuyển nhượng, cho thuê không? Có thể thấy, xuất phát từ tính chất đặc biệt của đất tôn giáo, cơ sở tôn giáo không được quyền chuyển nhượng, cho thuê đất tôn giáo cũng như không được nhận chuyển nhượng, cho thuê đất của người sử dụng đất khác. Trường hợp cơ sở tôn giáo thực hiện một trong những hành vi trên sẽ bị xử phạt hành chính.


Bài viết khác