Luật Ánh Ngọc

Hướng dẫn chuẩn bị thủ tục xin trích lục thửa đất hiện hành

Tư vấn luật đất đai | 2024-09-27 23:41:44

1. Trích lục thửa đất là gì?

Trích lục thửa đất có thể hiểu là bản sao thể hiện thông tin của thửa đất bao gồm: hình dạng, diện tích, vị trí,… nhằm giúp người sử dụng đất thực hiện các quyền về đất đai như tặng cho, chuyển nhượng, thừa kế, chuyển đổi quyền sử dụng đất, thể hiện thông qua Phiếu xác nhận kết quả đo đạc hiện trạng thửa đất.

Trích lục thửa đất được thể hiện trên giấy hoặc bản đồ kỹ thuật số mô tả chính xác ranh giới, phạm vi một khu vực đất nhất định nào đó lên bản đồ địa chính. Trích lục thửa đất bao gồm: Trích lục thửa đất là bản sao cấp từ sổ gốc và trích lục là bản sao được chứng thực từ bản chính.

Thông qua trích lục thửa đất, người sử dụng đất biết rõ thông tin về thửa đất từ vị trí, số thứ tự thửa đất, số tờ bản đồ, số thửa, địa chỉ của thửa đất, diện tích, mục đích sử dụng, tên chủ sở hữu của thửa đất cũng như các thay đổi của thửa đất so với các giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất, bản vẽ thửa đất và các công trình khác có trên đất.

Mặc dù trích lục thửa đất chứa đựng đầy đủ thông tin như trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng trích lục thửa đất không có giá trị pháp lý trong việc chứng minh quyền sử dụng đất.

Mọi người cũng xem: Các trường hợp không được tách thửa đất mà người dân cần nắm bắt

2. Các trường hợp được xin trích lục thửa đất

05 Trường hợp được xin trích lục thửa đất

Trong đó: 

 

3. Chuẩn bị hồ sơ xin trích lục thửa đất cần những gì

Hồ sơ đề nghị xin cấp trích lục thửa đất bao gồm những tài liệu sau:

Mọi người cũng xem: Những giấy tờ nào có thể chứng minh nguồn gốc đất mình đang sử dụng

4. Trình tự, thủ tục xin trích lục thửa đất

Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp trích lục thửa đất

Người xin cấp trích lục thửa đất có thể đến trực tiếp các địa điểm trên để nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tuyến tại Cổng thông tin dịch vụ công quốc gia.

Bước 2: Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ trích lục thửa đất

Sau khi nộp hồ sơ, cán bộ sẽ tiếp nhận và kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ.

Trường hợp xin trích lục thửa đất cần có sự tổng hợp, xử lý trước khi cung cấp cho cá nhân, tổ chức thì giữa người xin trích lục thửa đất và cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai sẽ ký hợp đồng cung cấp, khai thác dữ liệu đất đai.

Sau khi nhận được hồ sơ xin trích lục thửa đất, Văn phòng đăng ký đất đai tiến hình trích lục thửa đất, khu đất theo yêu cầu và chuyển kết quả về Bộ phận một cửa.

Bước 3: Nhận kết quả giải quyết hồ sơ xin trích lục thửa đất

Đến ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, người xin trích lục thửa đất đến Bộ phận một cửa để nhận kết quả giải quyết hồ sơ. Kết quả giải quyết hồ sơ là bản trích lục thửa đất. Trường hợp Văn phòng đăng ký đất đai từ chối cung cấp trích lục thửa đất thì người xin trích lục thửa đất được nhận văn bản trả lời từ chối cung cấp dữ liệu đất đai.

5. Một số quy định khi xin trích lục đất cần biết

5.1. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin trích lục thửa đất

Theo quy định, Luật Ánh Ngọc xin gửi đến quý khách hàng mẫu đơn xin trích lục thửa đất mới nhất.

Minh họa mẫu đơn

Quý khách hàng có thể tải bản mềm về tại đây: mẫu đơn xin trích lục thửa đất

5.2. Thẩm quyền cấp trích lục thửa đất

Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT, Điều 29 Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính (được sửa đổi, bổ sung bởi các thông tư: Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT, Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT, Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT), thẩm quyền cấp trích lục thửa đất thuộc về cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý hồ sơ địa chính, bao gồm:

Đối với địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Văn phòng đăng ký đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện cung cấp cấp dữ liệu trích lục thửa đất từ hồ sơ địa chính theo phân cấp quản lý hồ sơ địa chính.

Mọi người cũng xem: Cán bộ, công chức có được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa không?

5.3. Thời gian xin trích lục thửa đất mất bao lâu

Bản chất của thủ tục xin trích lục thửa đất là yêu cầu cung cấp thông tin đã có sẵn trên cơ sở dữ liệu, cho nên, thủ tục xin trích lục thửa đất được tiến hành tương đối nhanh chóng.

5.4. Chi phí thực hiện thủ tục xin cấp trích lục thửa đất

Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 34/2014/TT-BTNMT quy định về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai (được sửa đổi, bổ sung bởi các Thông tư số 24/2019/TT-BTNMT và Thông tư số 09/2021/TT-BTNMT), khi thực hiện thủ tục xin cấp trích lục thửa đất phải nộp phí và các chi phí sau:

Tùy thuộc vào từng địa phương nhất định mà chi phí cấp trích lục thửa đất là khác nhau.

Tuy nhiên, nếu người xin trích lục thửa đất thuộc các trường hợp dưới đây thì không phải trả phí trích lục thửa đất, gồm:

6. Một số lưu ý khi thực hiện xin cấp trích lục thửa đất

Căn cứ theo Điều 13 Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT, người xin cấp trích lục thửa đất không được cung cấp dữ liệu trích lục thửa đất nếu thuộc một trong những trường hợp sau:

Do đó, trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, người xin cấp trích lục thửa đất cần lưu ý để điền thông tin chính xác, đầy đủ để quá trình xin cấp trích lục được thuận tiện.

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ tư vấn pháp lý về đất đai mới nhất năm 2023

Trên đây là toàn bộ trình tự thủ tục xin cấp trích lục thửa đất theo pháp luật hiện hành. Để hiểu rõ hơn vấn đề, tham khảo ngay bài viết Hướng dẫn trình tự thủ tục thủ tục cho thuê đất thương mại dịch vụ. Nếu Quý độc giả có nhu cầu thực hiện các thủ tục xin cấp trích lục thửa đất hoặc có nhu cầu tư vấn các vấn đề pháp lý khác, Luật Ánh Ngọc với đội ngũ luật sư và chuyên viên giàu kinh nghiệm rất hân hạnh được hỗ trợ đọc giả.


Bài viết khác